Chủ Nhật, 22 tháng 2, 2015

Nút cát tường , hoặc nút thắt vô tận

Nút cát tường , hoặc nút thắt vô tận là một trong "Bát đại cát tường" của Phật giáo. Bảy biểu tượng khác bao gồm: Pháp luân, Sen báu , lọng báu, Cặp Cá, Phan báu , và Bình báu.
Tiếng Tây Tạng gọi Nút Cát Tường là be'u dpal, và tên tiếng Phạn của là shrivatsa.
Có một số thuật ngữ tiếng Anh khác có thể được dùng để gọi tên biểu tượng này, chẳng hạn như: Knot Tibet, Mystic Dragon, Knot of Eternity,..

Mặc dù tìm thấy chủ yếu trong văn hóa Phật giáo Tây Tạng, các nút cát tườngcũng có thể được tìm thấy trong nghệ thuật và dân gian Trung hoa. Thậm chí được dùng rất nhiều nhằm mục đích tăng cát khí trong Phong thuỷ.
Nó xuất hiện nhiều trong các dịp lễ tết, cưới hỏi và dưới nhiều dạng thắt nút khác nhau, đa phần là màu đỏ, biểu tượng cho sự may mắn.
Nút cát tường là một thể phức tạp của sợi đan vào nhau trong và ngoài góc để tạo thành một mô hình mạng. Các nút như không có bắt đầu và không có kết thúc.
Ý nghĩa thiêng liêng của Nút cát tường là vô tận mà nó đại diện cho sự kết nối giữa con đường của một người tâm linh, sự chuyển động của thời gian, và Đức Phật tự ở khắp nơi.
Người ta có thể tìm thấy một số ý nghĩa khác của Nút cát tường, một biểu tượng biểu trưng cho sự đoàn kết yêu thương hay vòng luân hồi bất tuyệt . Và quan trọng hơn hết đó là biểu tượng cân bằng hợp nhất của trí tuệ và từ bi.
Nguồn gốc của nó có thể bắt nguồn từ một biểu tượng đơn giản của hai con rắn quấn vào nhau.
Nút cát tưởng thực tế minh họa cho lý thuyết kết nối tất cả. Nếu tất cả chúng sanh đều thực sự riêng biệt, cuộc sống sẽ phức tạp. Nó thông qua sự liên kết này mà làm cho cuộc sống đơn giản, như mỗi loài về cơ bản những ham muốn giống nhau về hạnh phúc và sự tiến triển cuộc sống.
Nó có nghĩa là không có bắt đầu và không có kết thúc, phản ánh triết lý Phật giáo về vòng luân hồi. Từ đó, nó tượng trưng cho 1 dòng năng lượng may mắn chảy hài hòa không bị gián đoạn bởi bất kì sự thất bại, tai nạn hoặc bất hạnh nào.
Bên cạnh đó, Nút thắt cát tường còn biểu tượng cho cuộc sống hạnh phúc và sự dài lâu. Người ta tin rằng sự hiện diện của dây kết cát tường sẽ thỏa mãn mọi khát khao của bạn trong cuộc sống. Do vậy, ngoài mục đích bài trí trong phòng khách để cung cấp sinh khí, biểu tượng phong thủy này thường được sử dụng làm vật bảo hộ cho tình yêu, sự giàu có.


Thứ Sáu, 30 tháng 1, 2015

Thangka in Treo tường - Chất lượng cao

Địa Tạng (skt. क्षितिगर्भ, Kṣitigarbha;
 tiếng Trung: 地藏; bính âm: Dìzàng; Wade–Giles:
Ti-tsang; jap. 地蔵, Jizō; tib. ས་ཡི་སྙིང་པོ,
 sa'i snying po, kor.: 지장, 지장보살, ji jang, ji jang bosal

Thangka Hồng Danh Sám Hối - 35 Vị Phật


 Thangka 3 vị Phật trường Thọ

 Thangka  Chenrezi - Quan Âm Thập Nhất DIện
 Thangka GGelupa
 Thangka Thắng Lạc Kim Cang - Chakrasamvara
 Thangka Chenrezi - Quan Âm Tứ Thủ
 Thangka Dalai Lama
 Thangka Đàn Tràng Thời Luân - Kalachakra Mandala
 Thangka Koanyin - Chinese Tara
 Thangka Ma Lợi Chi - Maric
 Thangka Phổ Ba Kim Cang Dojre Phurba
 Thangka Cát tường thiên 
 Thangka Thích ca và 16 A la hán
 Thangka Thích ca và 16 A la hán
 Thangka 21 Tara
Thangka Tara Xanh

SỐNG VUI, SỐNG KHỎE VÀ TOẠI NGUYỆN

SỐNG VUI, SỐNG KHỎE VÀ TOẠI NGUYỆN
Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma
Anh dịch: Geshe Thupten Jinpa
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển - 12/08/2011

dalai-lama-603Những người quan tâm yêu cầu tôi nói về những đề tài nào đấy và về phương pháp tuyệt vời nhất để đối phó với những hoàn cảnh khác nhau trong đời sống. Tôi sẽ cố gắng để giải thích những vấn đề này trong một cách mà những người bình thường có thể thấy việc sử dụng khả năng của chính họ nhằm để đối diện với những hoàn cảnh bất toại, chẳng hạn như sự chết và cũng như những chướng ngại tinh thần chẳng hạn như sân hận và thù oán.

Tôi là một Phật tử và toàn bộ cung cách tu tập theo giáo huấn nhà Phật hay Phật Pháp. Mặc dù tôi nói về những kinh nghiệm của chính tôi, tôi cảm thấy rằng không ai có quyền bắt người khác phải tin theo tôn giáo của người ấy. Nếu quý vị thấy một số điểm nào đấy có thể thích hợp với quý vị, thế thì quý vị có thể hiện thực những thể nghiệm cho chính quý vị. Nếu quý vị thấy rằng không có lợi ích gì, thế thì hãy bỏ nó đi.

Sự thật căn bản là tất cả chúng sinh đặc biệt là con người, muốn hạnh phúc và không muốn đau buồn cùng khổ sở. Trên những căn bản ấy, chúng ta hoàn toàn có quyền để sống hạnh phúc và để sử dụng những phương pháp khác nhau để chiến thắng khổ đau và đạt đến đời sống hạnh phúc hơn. Tuy nhiên, những phương pháp này không nên xâm phạm những quyền của người khác, cũng không tạo nên thêm khổ đau cho người khác. Thật đáng giá để suy nghĩ một cách nghiêm chỉnh về những hậu quả tích cực và tiêu cực về những phương pháp này. Quý vị nên cảnh giác rằng có những khác biệt giữa quan tâm ngắn hạn và quan tâm dài hạn, sự quan tâm dài hạn là quan trọng hơn. Người Phật tử thường nói rằng không có gì chắc chắn và mọi thứ là tương đối. Vì thế chúng ta phải phán xét tùy thuộc và những hoàn cảnh.

Những kinh nghiệm và cảm giác của chúng ta chủ yếu liên hệ đến thân thể và tâm thức. Chúng ta biết từ kinh nghiệm hằng ngày của chúng ta rằng hạnh phúc tinh thần là lợi ích. Thí dụ, mặc dù hai người có thể đối diện cùng một loại thảm kịch, một người có thể đối diện với nó một cách dễ dàng hơn người kia qua thái độ tinh thần của người ấy.

Tôi tin là ý tưởng rằng tất cả những rắc rối của con người có thể giải quyết bằng máy móc và vật chất là sai lầm. Dĩ nhiên, điều kiện thuận lợi của khả năng vật chất là cực kỳ hữu dụng. Nhưng cùng lúc thật hoàn toàn tự nhiên là tất cả những rắc rối của chúng ta không thể được giải quyết bằng những điều kiện vật chất. Trong một xã hội vật chất đi đôi với nhiều băn khoăn và thất vọng, nếu không phải là hơn thế. Điều này cho chúng ta thấy rằng rốt cuộc chúng ta vẫn chỉ là những con người mà thôi. Chúng ta không phải được sản sinh bởi máy móc và chúng ta khác với những thứ cơ khí đơn thuần. Do vậy, chúng ta phải suy nghĩ một cách nghiêm chỉnh về những khả năng nội tại và những giá trị sâu xa hơn.

Tôi tin rằng nếu người ta muốn có một đời sống thật sự hạnh phúc thế thì thật quan trọng để theo đuổi những phương tiện nội tại và ngoại tại; nói cách khác, sự phát triển vật chất và củng cố tinh thần. Người ta cũng có thể nói là "sự phát triển tâm linh", nhưng khi tôi nói "tâm linh" tôi không nhất thiết muốn nói đến một loại tín ngưỡng tôn giáo. Khi tôi dùng chữ "tâm linh" tôi muốn nói những phẩm chất căn bản tốt đẹp của con người. Đây là: tình cảm thiện ý của con người, một cảm nhận thông tuệ liên hệ, ân cần, đạo đức của nhân loại chắc chắn sẽ được hướng dẫn bởi một động cơ thánh thiện. Chúng ta có mọi thứ này từ sự lúc sinh; chúng không phải đến sau này trong đời sống của chúng ta. Tuy nhiên, niềm tin tôn giáo đến sau này. Trong sự quan tâm này, tôi tin tưởng rằng có hai trình độ của những giáo huấn tôn giáo khác nhau. Trên một trình độ, giáo lý tôn giáo nói về Thượng Đế hay Đấng Toàn Năng, hay trong Phật Giáo, về Niết Bàn và đời sống kế tiếp trong tương lai. Tuy thế, trên một trình độ khác, tất cả mọi giáo huấn tôn giáo và truyền thống dạy chúng ta làm một con người tốt lành, là một người với trái tim nồng ấm. Những giáo huấn tôn giáo này chỉ đơn thuần làm mạnh mẽ những phẩm chất tốt đẹp của con người, là những điều mà chúng ta có từ lúc sinh ra.

Như những con người, tất cả chúng ta có cùng năng lực, ngoại trừ có một loại chậm lụt nào đó trong não bộ. Bộ não diệu kỳ của con người là gốc rể sức mạnh của chúng ta và cội nguồn tương lai của chúng ta, được cung ứng để chúng ta sử dụng nó trong một phương hướng đúng đắn. Nếu chúng ta sử dụng tâm thức rực sáng của con người trong một cung cách sai lầm, đấy thật là một thảm họa. Tôi nghĩ loài người là những chúng sinh siêu việt trên hành tinh này. Loài người có khả năng không chỉ tạo nên đời sống hạnh phúc cho chính họ, mà cũng có thể giúp đở những chúng sinh khác. Tất cả chúng ta có một phẩm chất sáng tạo đồng đẳng và thật rất quan trọng để nhận ra điều này.

Tôi tin rằng não bộ và từ bi của con người bản chất vốn ở trong một sự cân bằng nào đấy. Đôi khi, khi chúng ta lớn lên, chúng ta có thể quên lãng tình cảm của con người và đơn giản tập trung trên não bộ [lý trí], vì thế đánh mất sự cân bằng. Rồi thì những thảm họa và những thứ không hay xảy ra. Nếu chúng ta nhìn vào những chủng loại khác nhau của động vật có vú, chúng ta sẽ thấy rằng bản chất tự nhiên ấy rất quan trọng và nhân tố sinh động ấy đã tạo nên một loại cung cách quân bình nào đấy.

Với sự nhận ra khả năng và sự tự tin của chính mình trong năng lực của con người, người ta có thể xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn. Theo kinh nghiệm riêng của tôi, tự tin là rất quan trọng. Sự tin chắc ấy không phải là mù quáng; đấy là một loại tỉnh thức về khả năng của chính mình. Trên căn bản ấy, con người có thể chuyển hóa chính họ bằng việc tăng trưởng những phẩm chất tích cực và giảm thiểu những phẩm chất tiêu cực. Chuyển hóa không có nghĩa là thay đổi một trăm phần trăm. Không có một căn bản cho điều gì đấy để hướng đến, làm sao chúng ta phát triển những điều tốt đẹp? Người Phật tử gọi điều này là "Phật Tính", mà đấy cũng là nền tảng của tâm Linh Quang bản nhiên.

Nền tảng giáo huấn của Đức Phật là Bốn Chân Lý cao quý: 1) Rằng có khổ đau; 2) khổ đau có nguyên nhân; 3) c là ó sự chấm dứt của khổ đau; và 4) có con đường đến sự tự do ấy. Nền tảng của giáo huấn này là nguyên tắc phổ quát của nhân quả. Điều trở nên quan trọng trong việc thấu hiểu giáo huấn căn bản này là tỉnh giác thật sự về khả năng của chính mình và nhu cầu sử dụng chúng đến mức độ cao nhất. Được thấy trong ánh sáng này mỗi hành động của con người trở nên đầy ý nghĩa.

Thí dụ, nụ cười là một đặc trưng rất quan trọng của khuôn mặt con người. Nhưng do bởi sự thông minh của con người, ngay cả phần tốt đẹp ấy của bản chất con người có thể bị sử dụng trong một cung cách sai lạc, như nụ cười mĩa mai hay nụ cười xả giao. Tôi cảm thấy rằng một nụ cười tình cảm, chân thành là rất quan trọng trong đời sống hằng ngày của chúng ta. Làm thế nào người ta tạo nên nụ cười ấy tùy thuộc trên thái độ của chính người ấy. Thật vô lý để mong đợi những nụ cười từ người khác nếu chính mình không cười. Do vậy, người ta có thể thấy rằng nhiều thứ lệ thuộc trên thái độ của chính họ.

Bây giờ chúng ta nói về động cơ và thái độ tinh thần của chúng ta. Như tôi đã đề cập phía trước, phương tiện có thể cung ứng những thứ tích cực cũng có khả năng cho những thứ tiêu cực. Vấn đề quan trọng là sử dụng sự thông tuệ của và phán xét của con người, và lưu tâm về những lợi ích cho hạnh phúc lâu dài và ngắn hạn. Đến một điểm nào đấy, tự thân thể là một đồng hồ báo hiệu tuyệt hảo. Thí dụ, nếu một loại thực phẩm nào cho chúng ta khó chịu một ngày, thế thì sau này chúng ta không tiêu thụ loại thực phẩm ấy nữa. Dường như là tại một tầng bậc nào đấy, thân thể tự nó có thể nói với chúng ta những gì thích hợp cho sự cát tường và hạnh phúc của chúng ta và những gì trái lại. Thí dụ, vào những ngày nào đấy chúng ta có xu hướng nhiều mong ước để ăn cải xà lách xanh và những loại rau cải nào đấy, trong khi những ngày khác chúng ta có thể mong ước có những loại gì khác. Trong một cách, đây là những biểu hiện của thân thể chỉ ra những gì dẫn đến thể tạng của chúng ta và những gì không.

Trong khi rất rõ ràng, thí dụ, rằng khi thân thể cần thêm chất lỏng, chúng ta sinh ra khát nước, đôi khi những báo hiệu của thân thể chúng ta có thể rối rắm. Trong những trường hợp ấy, đấy là trách nhiệm của sự thông tuệ của con người để phán đoán những gì tối ưu. Đôi khi sự thông minh của chúng ta có thể đối kháng những thèm khát tức thời của chúng ta bởi vì nó biết những hậu quả lâu dài. Do thế, vai trò của thông tuệ là để quyết định khả năng tích cực và tiêu cực của một sự kiện hay nhân tố có thể có cả những kết quả tích cực và tiêu cực. Đấy là vai trò của thông tuệ với sự tỉnh thức trọn vẹn được cung cấp bởi giáo dục, để phán xét và sử dụng khả năng một cách phù hợp với lợi ích hay sự kiết tường của chúng ta.

Nếu chúng ta thẩm tra thế giới tinh thần của chúng ta, chúng ta thấy rằng có những nhân tố tinh thần đa dạng có cả những khía cạnh tích cực và tiêu cực. Thí dụ, chúng ta có thể nhìn vào hai loại nhân tố tinh thần khá giống nhau: một là tự tin và thứ kia là kiêu căng hay tự hào. Cả hai thứ ấy giống nhau trong điều là chúng đẩy những thể trạng tâm thức cao lên cho chúng ta một mức độ nào đấy của tự tin và táo bạo. Nhưng kiêu căng hay tự hào có khuynh hướng đưa đến những hậu quả tiêu cực hơn, trái lại tự tin có khuynh hướng đưa đến những hậu quả tích cực. Tôi thường làm một sự phân biệt giữa những loại tự ngã khác nhau. Một loại tự ngã là tự yêu mến, vị kỷ nhằm để có thêm lợi lạc cho nó, không quan tâm đến những quyền của kẻ khác và ngay cả lạm dụng kẻ khác với những hành động như giết hại, trộm cướp, v.v... Đây là tự ngã tiêu cực. Một loại tự ngã khác nói rằng, "Tôi phải là một chúng sinh tốt lành. Tôi phải phụng sự. Tôi phải lĩnh lấy hoàn toàn trách nhiệm." Loại cảm nhận mạnh mẽ ấy về "cái tôi" hay tự ngã đối lập với những loại cảm xúc tiêu cực. Ngoại trừ chúng ta có một cảm nhận mạnh mẽ của lòng tự tin căn cứ trên một cái tôi mạnh mẽ, nếu không thì khó chiến đấu với những cảm xúc tiêu cực này. Vì vậy có hai loại tự ngã, và tuệ trí hay thông minh thực hiện sự phân biệt. Tương tự thế, chúng ta phải có thể phân biệt giữa sự khiêm tốn chân thành và sự thiếu vắng tự tin. Người ta có thể lẫn lộn giữa hai thứ vì cả hai đều có những loại chức năng khiêm tốn nhẹ nhàng, nhưng một thứ là tích cực và thứ kia là tiêu cực.

Một thí dụ về điều này có thể được thấy nếu chúng ta thẩm tra từ ái và bi mẫn về một mặt, và sự dính mắc về mặt kia. Trong khi cả hai quan tâm với một đối tượng của sự biểu lộ lòng yêu mến, sự dính mắc mạnh mẽ có khuynh hướng đưa đến những hậu quả tiêu cực, trái lại từ ái và bi mẫn đưa đến những hậu quả tích cực hơn. Vì vậy hai thể trạng của tâm thức biểu lộ cùng những đặc tính có thể có những kết quả khác nhau.

Thèm muốn cũng giống như thế. Có cả những thèm khát tích cực và tiêu cực. Tôi nghĩ một cách tổng quát rằng thèm muốn có những lý do thích đáng là tích cực, trái lại thèm muốn không có những lý do chính đáng là tiêu cực và có thể đưa đến rắc rối. Thèm muốn là động lực chính trong việc đạt đến hạnh phúc bây giờ và tương lai. Theo quan điểm của Đạo Phật, đạt đến Phật Quả chỉ có thể đạt được qua một loại thèm muốn nào đấy. Thí dụ, Đạo Phật Đại thừa thật sự để cập hai loại thèm muốn hay ngưỡng vọng. Một là ngưỡng vọng để làm lợi ích cho tất cả chúng sinh và thứ kia là ngưỡng vọng đạt đến sự thể trạng Giác ngộ hoàn toàn cho mục tiêu ấy. Không có hai loại ngưỡng vọng này, việc đạt đến Giác ngộ hoàn toàn là không thể có. Nhưng cũng có hai loại tiêu cực cũng có kết quả từ thèm muốn. Đối trị đến thèm muốn tiêu cực này là sự toại nguyện. Luôn luôn có những sự cực đoan, nhưng con đường trung đạo là cung cách thích đáng. Vì vậy, nếu thèm muốn thúc đẩy chúng ta đối với cực đoan, thế thì sự thông tuệ của chúng ta có trách nhiệm kiểm soát quá trình diễn biến ấy và đem chúng ta trở lại trung tâm.

Ý nghĩa toại nguyện là nhân tố chìa khóa cho việc đạt đến hạnh phúc. Sức khỏe thân thể, sự thịnh vượng vật chất, và tình thân hữu cùng bè bạn là ba nhân tố cho hạnh phúc. Toại nguyện là chìa khóa quyết định sự biểu lộ những mối quan hệ của chúng ta với ba nhân tố trên.

Đầu tiên, với việc quan tâm đến thân thể, chúng ta có thể thấy rằng quá nhiều dính mắc đến thân thể chính mình đôi khi đưa đến rắc rối. Vì lý do ấy, Đạo Phật rèn luyện nhìn vào thân thể từ một khía cạnh khác và cố gắng để phân tích bản chất tự nhiên của thân thể. Đối với tôi, suy nghĩ về những dòng này rất hữu ích. Tôi nghĩ về gốc rể của thân thể tôi và chính bản chất của máu, xương, và thịt. Thân thể không phải là điều gì đấy thanh tịnh. Ngay cả động tác của sinh sản là máu tuôn. Cũng thế, bất kể thân thể xinh đẹp hay hào nhoáng hiện diện bên ngoài như thế nào đi nữa bên trong vẫn có nhiều thứ nhơ uế. Với sự bao phủ của làn da, thân thể con người đôi khi trông rất xinh đẹp. Nhưng nếu chúng ta quán sát gần gũi hơn, thế thì thân thể này thật sự hoàn toàn kinh khủng! Mặc dù chúng ta tiêu thụ thực phẩm tốt lành, với màu sắc, mùi vị dễ yêu mến, thực phẩm biến thành những thứ nhơ uế. Tuy thế, nếu chúng ta cố gắng để loại trừ những khía cạnh nhơ uế này của thân thể, chúng ta không thể sống còn. Và điều này là trường hợp không chỉ cho thân thể của người khác, mà cũng chính là thân thể của chúng ta. Một cách quan trọng nhất, do bởi thân thể chúng ta mà chúng ta bệnh hoạn, già cỗi, đau đớn và chết. Nhưng mặc dù có những khiếm khuyết này, thân thể là rất quý giá do bởi sự thông minh mà chúng ta có thể sử dụng cho nhiều công việc to lớn. Do thế, khi chúng ta thèm muốn hay dính mắc đến thân thể mình trở nên cực đoan, rất hiệu quẩ để quán chiếu trên những khía cạnh bất tịnh của thân thể, một cách đặc biệt để phản chiếu trên nguồn gốc của nó, cấu trúc của nó và những chức năng của nó, vì thế chúng ta sẽ có một quan điểm thực tiển và điều hòa hơn về thân thể.

Tương tự thế, khi thái độ của chúng ta đối với những sở hữu vật chất và sự giảu sang không thích đáng, có thể đưa đến một sự dính mắc cực đoan đối với những thứ ấy như tài sản, nhà cửa, và những thứ thuộc về chúng ta. Điều này có thể đưa đến một sự bất lực về hài lòng. Nếu điều ấy xảy ra, rồi thì chúng ta sẽ bị duy trì ở trong trạng thái không thỏa mãn, luôn luôn muốn nữa. Trong một cách, người ta thật sự là nghèo, bởi vì sự khổ sở về nghèo thiếu là sự khổ sở của việc muốn điều gì đấy và cảm thấy thiếu thồn nó. Vì thế mặc dù người ta có thể có nhiều tài sản vật chất, nếu người ta nghèo khó tinh thần, rồi thì người ta sẽ luôn luôn cảm thấy thiếu thốn và luôn luôn muốn nữa.

Về mặt khác, những phương tiện vật chất là hoàn toàn cần yếu cho xã hội, bởi vì khi những cá nhân thu được những sở hữu vật chất và phát triển một cách vật chất, nó cống hiến trong một cung cách đến sự cát tường của xã hội và cộng đồng. Vì thế chúng ta cần một mức độ nào đấy về những gì chúng ta gọi là sự tranh đua lành mạnh, bởi vì không có sự tranh đua có lẽ không có tiến trình và sự phát triển vật chất. Nhưng vẫn hoàn toàn quan trọng để cảnh giác về loại tranh đua nào chúng ta cần, một loại tranh đua thân hữu sẽ không tìm cầu một loại tàn phá hay suy sụp đối thủ hay người khác, mà đúng hơn là sẽ hành động như một nhân tố thúc đẩy cho lớn mạnh và tiến bộ.

Một cách cá nhân, tôi có thể thấy một số sự tương đương giữa nhu cầu cho sự tranh đua trong sự phát triển vật chất và sự phát triển tâm linh trong Đạo Phật. Trong Đạo Phật, nền tảng của lộ trình là tiếp nhận quy y trong Ba Ngôi Tôn Quý: Phật Bảo, Pháp Bảo và Tăng Bảo (cộng đồng tâm linh). Đức Phật hay Phật Bảo, Đấng Giác Ngộ, thì rất khó khăn để cạnh tranh với Ngài. Chúng ta có thể tìm thấy sự ngưỡng mộ từ tấm gương của Đức Phật, nhưng chúng ta không thể thật sự thi đua với Ngài, trái lại quy y với Tăng Bảo, cộng đồng tâm linh, với cộng đồng có thể có những bằng hữu, những người ở tại trình độ mới bắt đầu trên con đường giác ngộ. Khi chúng ta phản chiếu trên những phẩm chất của Tăng già, rồi thì chúng ta có thể phát sinh một ý thức phấn đấu - chúng ta cảm thấy giống như chúng ta có thể thi đua với những người khác; đấy là sự thi đua lành mạnh. Điều này không thật sự là một việc tranh đua tiêu cực; đấy là một sự tranh đua lành mạnh. Cũng thế, chúng ta có thể tích cực noi gương của những người đi trước chúng ta, với niềm tin chắc rằng chúng ta có thể đạt đến trình độ của họ.

Bây giờ, khi chúng ta nói về những đối tượng thụ hưởng hay thèm muốn và sự cát tường vật chất. Kinh luận Phật Giáo đề cập năm loại thèm muốn: hình sắc, âm thinh, mùi hương, vị nếm, và cảm giác xúc chạm. Cho dù những đối tượng thụ hưởng này cho phát sinh hạnh phúc, toại nguyện, và thỏa mãn hay không, hay trái lại, chúng đưa đến khổ đau và bất toại tùy thuộc rất nhiều trên việc chúng ta áp dụng năng lực thông minh.

Tương tự thế, giống như trong trường hợp của những đối tượng vật chất, người ta liên hệ với bè bạn thân hữu có những trình độ khác nhau. Trong một số trường hợp, một loại tương tác nào đấy với những bằng hữu hay bầu bạn của chúng ta có thể đưa đến thêm những khổ đau, thất vọng, và bất toại. Một loại tương tác nào đấy cũng có thể đưa đến sự toại nguyện, một cảm giác đầy đủ và hạnh phúc. Một lần nữa, quan điểm những sự tương tác của chúng ta tùy thuộc trên sự áp dụng óc thông minh của chúng ta.

Một vấn đề quan trọng khác là quan hệ tình dục. Quan hệ tình dục là một bộ phận của tự nhiên và không có chúng sẽ không còn loài người nữa - điều ấy là rõ ràng. Nhưng đi đến sự cực đoan, đi đến một tình yêu mù quáng, thường tạo nên rắc rối và khốn khó hơn. Tôi nghĩ mục tiêu chính của quan hệ tình dục là sự sinh sản, việc tạo nên những đứa bé xinh xắn. Người ta không nên chỉ có thèm khát cho khoái lạc tình dục, nhưng cũng là một cảm nhận trách nhiệm, một ý thức cống hiến. Nếu chúng ta nhìn vào những chủng loại khác, tôi nghĩ một số rất đáng khâm phục. Thí dụ, những loại chim nào đấy, chẳng hạn như thiên nga, đặt cơ sở trên những mối quan hệ của chúng chỉ đơn thuần trong cảm nhận trách nhiệm và chúng phối ngẫu với nhau cho cả đời. Điều này thật vô cùng tốt đẹp. Một số thú vật khác, như chó, không có loại trách nhiệm đó và chỉ vui thú với hành động tình dục, để lại cho bà mẹ hoàn toàn trách nhiệm. Điều này, tôi nghĩ thật là xấu xí.

Tôi nghĩ như những con người, chúng ta phải theo luật tự nhiên, nhưng những hành vi văn minh hơn cho quan hệ tình dục là không chỉ tìm cầu những sự thỏa mãn tạm thời. Nếu người ta không thấy ý thức trách nhiệm và hôn nhân, đây là một loại thiển cận. Đôi khi người ta hỏi tôi về hôn nhân Dĩ nhiên, tôi không có kinh nghiệm về điều này, nhưng tôi hoàn toàn chắc chắn về một việc: hôn nhân quá hấp tấp là nguy hiểm. Đầu tiên người ta phải có một thời gian dài để thẩm tra nhau và sau đấy, khi có sự tin cậy chân thành thì người ta mới có thể sống chung với nhau, rồi thì người ta mới nên kết hôn. Đấy là cung cách thích đáng.

Dường như nhiều gia đình trong thời hiện đại này có những rắc rối. Một lý do là tự do tình dục quá cực đoan. Hơn thế nữa, một phần của văn hóa hiện đại của chúng ta là thúc đẩy tình dục và những thứ tình dục và tôi nghĩ điều này không lành mạnh cho lắm. Về mặt khác, nếu chúng ta so sánh tình dục với bạo động, thế thì tôi nghĩ tình dục là khá hơn! Nhưng thường do bởi tình dục, bạo động cũng được tạo nên. Tôi nghĩ trong thực tế chúng có liên hệ mật thiết.

Trong khi điều quan trọng nhất trong đời sống gia đình là con cái, kiểm soát sinh cũng cực kỳ quan trọng. Dĩ nhiên, theo quan điểm của Đạo Phật, mỗi đời sống cá nhân con người là rất quý giá. Từ quan điểm ấy, kiểm soát sinh sản là không tốt. Nhưng cùng lúc ấy, dân số thế giới rõ ràng trở nên quá đông đảo. Có lẽ năm tỉ người có thể là vừa đủ nếu tất cả tài nguyên thiên nhiên được sử dụng một cách thích đáng, và theo một số nhà khoa học, hai hay ba tỉ người nữa có thể chịu đựng được. Nhưng tôi nghĩ tốt hơn nếu chúng ta có một con số ít hơn; điều này là hòa bình hơn và hữu nghị hơn. Với sự quan tâm rộng rãi hơn, rồi thì kết luận là hoàn toàn rõ ràng rằng chúng ta phải sử dụng việc kiểm soát sinh sản vì lợi ích của toàn thể nhân loại. Kiểm soát sinh sản là rất cần thiết.

Do thế, để lập lại, thái độ của chúng ta trong đời sống hằng ngày của chúng ta là nhân tố chìa khóa trong việc quyết định tất cả những phương tiện và các mối quan hệ thật sự phát sinh chân thành hay không, sự toại nguyện lâu dài hay không. Lệ thuộc rất nhiều trên thái độ của chính chúng ta. Và tác động cho nhân tố tinh thần này, động cơ là vấn đề then chốt.

Trong giáo lý nhà Phật, đời sống con người được thấy như một hình thức thuận lợi của việc sinh tồn hay tái sinh. Có nhiều nhân tố có thể bổ sung cho việc hiện hữu thuận lợi như một con người, chẳng hạn sống lâu, khỏe mạnh, sở hữu vật chất, hùng biện vì thế chúng ta có thể liên hệ với người khác trong một cung cách lợi lạc hơn. Nhưng như tôi đã chỉ ra trước đó, cho dù những điều kiện này có thể đưa đến một sự hiện hữu lợi lạc hơn hoặc đi đến một thứ tổn hại hơn hay không tùy thuộc rất nhiều trên việc chúng ta sử dụng chúng và chúng ta có áp dụng phương tiện thông tuệ hay không.

Về điểm ấy, Đạo Phật đề cập sự thực tập Sáu Toàn Thiện (lục ba la mật[1]). Thí dụ, trong trường hợp đạt được việc sở hữu vật chất, theo Phật Giáo, rộng lượng (bố thí) là hành động của việc ban cho được thấy như nguyên nhân của giảu sang. Nhưng nhằm để thực tập rộng lượng và ban cho thành công, trước hết tất cả phải có một nguyên tắc đạo đức thích đáng (trì giới). Và kỷ luật đạo đức hay những nguyên tắc ấy chỉ có thể hình thành nếu chúng ta có khả năng để chịu đựng những gian khổ hay thử thách gay go và những hoàn cảnh bất lợi khi đối diện với chúng. Cho điều ấy, chúng ta cũng cần một trình độ nào đấy của nổ lực (tinh tấn) và kiên nhẫn (nhẫn nhục). Nhằm để thực tập việc áp dụng nổ lực nhẫn nhục và tinh tấn hoan hỉ thành công chúng ta phải có khả năng tập trung (thiền định), để tập trung trên những sự kiện và hành động hay mục tiêu. Điều ấy lần lượt tùy thuộc trên vấn đề chúng ta có khả năng thực tập năng lực của phán xét (tuệ trí) hay không, để phán xét giữa những gì nên khao khát và những gì không đáng để thèm muốn, những gì tiêu cực và những gì tích cực. Thế nên, trong một cách, tất cả Sáu Toàn Thiện này liên hệ đến sự thu được của ngay cả một trong những điều kiện, được nói là sự thịnh vượng về vật chất.

Làm thế nào chúng ta tiến hành việc thực hiện trong đời sống hằng ngày của chúng ta những nguyên tắc được quy định trong sự thực hành Sáu Toàn Thiện? Đạo Phật đề xuất việc sống cuộc đời của chúng ta trong nguyên tắc đạo đức của việc quán chiếu những gì được biết như Mười Giới Lành (thập thiện giới[2]) hay tránh mười hành vi tiêu cực. Trong Mười Hành Vi Tiêu Cực, một thứ được biết như "các quan điểm sai lạc" hay "những cái thấy hư hỏng" hay "tà kiến" (giới thứ mười: không si mê) có thể có ý nghĩa hơn trong phạm vi của một niềm tin tôn giáo [nhất là Đạo Phật]. Khác hơn điều ấy, tất cả chín Hành Vi Tiêu Cực, tôi có thể nói là những loại thông thường của tất cả những truyền thống tôn giáo. Một cách tổng quát chúng được thấy như tiêu cực hay không ai thích trong xã hội bất chấp quan điểm của tôn giáo nào.

Để kết luận, tư cách đạo đức tốt là cung cách mà trong ấy đời sống trở nên đầy đủ ý nghĩa hơn, xây dựng hơn, và hòa bình hơn. Điều này tùy thuộc rất nhiều trong cung cách cư sử của chúng ta và thái độ tinh thần của chúng ta.

Contentment, Joy, and Living Well trích từ quyển The Art of Living

Chùa Quán Âm, Kansas City, mùa Vu Lan PL 2555, ngày 15/08/2011

[1] Lục ba la mật: bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định và tuệ trí

[2] Mười điều thiện bao gồm:

Không sát sanh
Không trộm cắp
Không tà dâm
Không vọng ngữ
Không ỷ ngữ
Không lưỡng thiệt
Không ác khẩu
Không tham lam
Không sân giận
10. Không si mê (không tà kiến)

THỰC HÀNH VÃNG SINH VỀ TỊNH THỔ A DI ĐÀ Đức Dalai Lama thứ 5 (1617-1682)

THỰC HÀNH VÃNG SINH VỀ TỊNH THỔ A DI ĐÀ
Đức Dalai Lama thứ 5 (1617-1682)
Việt dịch: Tống Phước Khải

NAMO GURU MAÑJUŚRĪYE
Tôi sẽ trình bày nghi thức chuyển tiếp
Đến Tịnh Thổ Cực Lạc -
Một truyền thống sử dụng giấc ngủ khéo léo khi thiền định -
Được mô tả trong Phổ Hiền Nguyện,
Được trích ra từ phần căn bản trong đại phẩm
Của lần Chuyển Pháp Luân Cuối Cùng.(1)

Liên quan đến điều này, trong Phổ Hiền Nguyện cũng có nói: "Khi ta sắp mạng chung…"

Sau đây là phần giải thích ý nghĩa của những dòng chữ trên, được truyền trao bởi Văn Thù Sư Lợi vĩ đại cho Đức Acharya Jitari. Đó là một giáo pháp sâu sắc, một cẩm nang từ đại sơn của những dòng truyền thừa, truyền xuống theo dòng truyền chân thật và bất hoại.

Có 4 phần:
(1) Chuẩn bị
(2) Thực hành
(3) Kết thúc
(4) Lợi ích

1. Chuẩn bị:

Như đại dịch giả Śākya là Jamyang Gyaltsan có nói:
Thực hiện việc quy y Tam Bảo
Và thiền định trên Bồ Đề Tâm
Thiền quán Amitābha trước mặt ta
Và dâng lên sự đảnh lễ Ngài.
Điều này có nghĩa là:

Để tịnh hóa lỗi lầm thông qua Đức Phật Amitābha (Vô Lượng Quang), hành giả muốn sinh vào tịnh thổ Cực Lạc phải lau dọn sạch sẽ thiền phòng của mình và trang trí một bức hình thế giới Cực Lạc làm hậu cảnh. Hoặc nếu không có thì bố trí một bức hình hoặc tôn tượng Đức Amitābha quay mặt về hướng Đông.

Bày trí tất cả những món đã chuẩn bị sẵn để cúng dường. Sau đó nằm nghiêng đặt phía phải thân người lên một chiếc giường thoải mái, đối mặt với những thứ đã bày trí. Khi chuẩn bị đi vào giấc ngủ, nằm nghiêng bên phải, xoay đầu về hướng Tây.

Quán tưởng Tam Bảo chuyển hóa thành Đức Amitābha là hình tượng chính, cùng với đồ chúng của Ngài. Tất cả chư vị an tọa và tràn ngập khắp hư không. Kế đó, trì tụng tứ cú quy y ba lần, bảy lần, hoặc càng nhiều tùy ý:

Con xin quy y Đạo Sư
Con xin quy y Phật
Con xin quy y Pháp
Con xin quy y Tăng

Phát Tâm Bồ Đề, quán tưởng rằng: "Ta sẽ thiền định pháp Amitābha để thành tựu Phật quả nhằm mang lại lợi lạc cho tất cả chúng sinh." Quán tưởng rằng ngôi nhà của mình và những vật xung quanh chính là Tịnh Thổ Cực Lạc. Quán tưởng chính mình là Bản Tôn của nghi thiền.

Trong tòa ngồi quý báu trước mặt hành giả, một hoa sen với những tọa cụ là vành mặt trăng, mặt trời, Đức Amitābha ngồi đó. Ngài mang sắc thân đỏ, một mặt và hai tay ở tư thế thiền định, giữ một chiếc bình bát chứa đầy nước cam lộ. Chân của Ngài ở tư thế kim cương tọa. Y phục của Ngài bằng lụa và Ngài được nghiêm sức bằng nhiều món của Báo Thân.
amitaba
Ngài mang 32 tướng tốt và 80 vẻ đẹp. Trong hình dáng của một hóa thần, thoát tục, được biểu tượng bằng cầu vồng ở bầu trời ở phía trên. Và Ngài hài lòng về bạn.

Quán tưởng những Đạo Sư gốc và Đạo Sư truyền thừa, những thánh sư của Pháp này, vây xung quanh Ngài. Phía sau là những Chư Phật, Chư Bồ Tát đang ngồi như những lớp mây.

Trong khi quán tưởng như vậy, cúng dường bằng tâm ý Nghi cầu nguyện Thất Chi ba lần. Hoặc Mười Pháp Thực hành Sơ cấp, được soạn bởi Sākya Pandit. Hoặc chỉ đơn thuần đảnh lễ bằng lời thông qua việc trì tụng những dòng dưới đây, được soạn bởi Pagpa Rinpoche:

NAMO BHAGAVATE AMITEBHYAḤ
(Quán tưởng rằng bạn đang cúng dường hoa trong khi trì tụng 3 lần: )

Con xin quy y Đức Phật Amitābha, Ngài là bậc đồng hành hoàn hảo, Thế Tôn hoàn toàn thanh tịnh, bậc Như Lai và Ứng Cúng. Con xin sám hối mọi lỗi lầm và hoan hỉ với tất những phước báu. Con cầu xin tất cả Chư Phật xoay chuyển bánh xe Pháp và cầu mong các Ngài đừng bao giờ đi đến Niết Bàn. Với căn bản đức hạnh này, nguyện xin cho con đắc pháp của Đức Amitābha.

2. Thực hành:

Phát khởi tự tin rằng lỗi lầm của mình đã được tịnh hóa.
Loại bỏ tất cả sự ham muốn.
Và thành tựu nhất tâm quán tưởng Đức Amitabha.
Với tâm ý không sợ hãi cái chết.
Ở đây muốn nói rằng, phát sinh suy nghĩ rằng chắc chắn rằng mặc dù lỗi lầm của bạn chất cao như núi Tu Di, nó được tiêu trừ bởi bốn năng lực:

1) Năng lực dựa vào những bậc Đạo Sư, Chư Phật, Chư Bồ Tát vây quanh Đức Phật Amitābha.
2) Năng lực của sự biến chuyển dưới hình thức thành tâm sám hối về những lỗi lầm đã tạo từ trước tới nay được trừ sạch.
3) Năng lực của sự quyết định không tái phạm lỗi lầm trong tương lai cho dù đánh đổi cả mạng sống.
4) Năng lực của sự áp dụng mọi biện pháp hóa giải để thu nhận công đức cần thiết bằng cách cúng dường lời khấn nguyện 7 chi v.v.

Gột bỏ mọi sự ham muốn và chấp mắc, bởi vì khi cái chết đến thì bạn sẽ xa lìa thân xác này, xa lìa của cải, quyến thuộc, bạn bè, người phục vụ v.v. Suy nghĩ chắc chắn rằng, khi chết bạn sẽ được về thế giới Cực Lạc mà không có sự sợ hãi đối với vòng luân hồi và những cảnh giới thấp. Thành tâm khấn nguyện 3 lần:

Nhờ vào Đức Phật Amitābha, Bậc Thành Tựu hoàn hảo, Thế Tôn, Như Lai, Ứng Cúng, con xin tịnh hóa mọi lỗi lầm và chướng ngại. Nguyện xin Ngài thọ ký cho con được giác ngộ đầy đủ khi con sinh vào Tịnh Thổ Cực Lạc.

Khi xuất ra, thần thức của bạn sẽ có dạng ánh sáng trắng đi ra từ lỗ mũi phía bên trái. Nó đi vào lỗ mũi phía bên phải của Đức Amitābha, di chuyển theo những kinh mạch trong thân Ngài và tan biến vào chữ HRĪḤ tại tim của Ngài.

Quán tưởng rằng tâm của những Đức Chiến Thắng và tâm của bạn trở thành một thể.

Khi đã chuyển tâm của bạn vào bên trong chủng tử, từ tim của Đức Thế Tôn ánh sáng màu trắng tự nhiên của tâm ý của Ngài, xuất phát từ chủng tử HRĪḤ tại tim của Ngài. Nó được tách rời ra như ngọn lửa được lấy khỏi ngọn đèn bơ. Ánh sáng đi ra từ lỗ mũi trái của Ngài và đi vào lỗ mũi phải của bạn, mang lại cho bạn sự hạnh phúc.

Khi nó hòa nhập trong tim của bạn. Quán tưởng rằng tâm của bạn và tâm của Đức Chiến Thắng trở thành một thể.
Tiếp tục việc quán tưởng này càng lâu càng tốt, không có yêu cầu nhất định về số lượng, không được làm sai lệch chỉ dẫn trên và không được dừng lại, như một ngọn lửa bó đuốc đang cháy.

3) Kết thúc:

Phước điền dần dần hòa tan vào trung tâm và thân thể của bạn.
Quán tưởng bạn là Đức Amitābha, hiện thân của trí tuệ.
Hồi hướng đức hạnh của bạn đến tất cả chúng sinh.
Và thực hiện nghi thiền của Ngài lần nữa.

Như vậy, vào lúc kết thúc phiên thiền, các Chư Phật, Chư Bồ Tát hòa nhập vào các Đạo Sư gốc và dòng truyền của các Ngài. Các Đạo Sư hòa nhập vào Đức Phật Amitābha. Đức Amitābha hòa nhập vào ánh sáng, nhập theo hơi thở và như vậy hòa nhập vào chính bạn.

Trong khi đó bạn cũng hòa nhập vào ánh sáng, tâm của bạn cũng hòa nhập với Chư Phật và chư vị trong thiền cảnh, quán tưởng sự xuất hiện Đức Amitābha như trong phiên thiền trước.

Trì tụng thần chú, càng nhiều càng tốt:

OṂ AMITĀBHA HRĪḤ SVĀHĀ

Nếu bạn có thời gian thì tụng Phổ Hiền Hạnh Nguyện, nếu không thì trì bài tụng sau:

Nguyện cho con sinh vào Tịnh Thổ Cực Lạc,
Mạn Đà La cao quý của Đức Chiến Thắng,
Từ trong hoa sen đẹp đẽ, thánh khiết,
Và nguyện cho con được thọ ký từ chính Pháp Vương Amitābha.
Phần kết, ấn chứng việc này bằng cách hồi hướng phước đức với lời nguyện sau:
Con xin hồi hướng phước đức
Để cho con và tất cả chúng sinh,
Vãng sinh về thế giới Cực Lạc
Và được chở che hoàn toàn bởi Đức Bảo Hộ Amitābha.
OṂ VAJRA MUḤ

Phước điền hòa nhập vào trong bạn và bạn quán tưởng rằng Đức Amitābha đã đi đến cõi Cực Lạc.

Đầu, cổ và tim của bạn được bảo vệ bằng ánh sáng của các chữ chủng tử OṂ ĀḤ HŪṂ. Đi vào giấc ngủ với khát vọng được sinh vào thế giới Cực Lạc với niềm tin mãnh liệt vào điều này. Không cho tâm trí xao lãng vào việc khác.

Trong sinh hoạt hàng ngày, tưởng tượng rằng nơi cư ngụ của bạn là Tịnh Thổ Cực Lạc và luôn quán tưởng rằng mình và Đức Amitābha là một. Khi bạn đi ra ngoài, tưởng tượng bạn đi về phía Đức Amitābha đang ngồi trước mặt bạn.

4. Lợi ích:

Sự lợi ích đó là bạn không bị làm hại bởi các thế lực ma quỷ,
Bạn sẽ không chịu khổ khi lâm chung,
Ở trong Bardo bạn sẽ được bảo vệ bởi Đức Muṇis
Và trong tương lai bạn sẽ đạt được sự giải thoát.
Điều này có nghĩa rằng ngay trong đời sống này, bởi do hành trì pháp yoga này, bạn sẽ không bị đau bệnh, ma chướng hoặc trở ngại, tuổi thọ của bạn sẽ kéo dài, và bằng lòng từ bi của Đức Amitābha, bạn sẽ tha thứ nỗi khổ bởi cái chết đau đớn.

Bởi vì bạn sẽ được thoát khỏi sợ hãi trong Bardo, trạng thái lìa bỏ thân xác này giống như con rắn bỏ lớp da. Khi bạn tái sinh từ hoa sen trong thế giới Cực Lạc, ở phương Tây, bạn sẽ được nghe giáo pháp của Đức Amitābha. Do vậy, điều này được nói trong kinh Ratnakuṭa. Và do việc thực hành chỉ dẫn này chắc chắn bạn sẽ thành tựu sự giải thoát.

Chỉ dẫn này của những hiền giả Ấn Độ và những dịch giả Tây Tạng không có sai sót.
Được truyền xuống bởi Đức Bảo hộ Śākya Pandit Jamyang,
Do bởi Pháp này thực hành dễ dàng,
Nguyện công đức của pháp này sẽ dẫn dắt tất cả chúng sinh về Tịnh Thổ Cực Lạc.

Ghi chú:

Nghi thức "Đường về cõi Cực Lạc, phương pháp thực hành Thiền Ngủ từ 'Phổ Hiền Nguyện'" được thỉnh cầu bởi Lozang Paljor tại Lhasa. Nhằm lợi lạc cho những người mới tu tập nhiệt thành, nó được truyền trao cho từng người bởi Đức Nhất Thiết Phổ tại Zhalu, đại học giả Rinchen Sonam, và đại học giả viện trưởng Lochog Dorje. Thông qua từ tâm của các vị, dựa trên thơ gốc của Đức Śākya Pandit, tôi đã tóm lược ý nghĩa của chú giải của ngài Śākya Pandit, cũng như những phần trì tụng của Đức Pháp Vương.

Vị Sư của Zahor, Jamyang Gaway Shen-nyen (Đức Dalai Lama thứ 5) soạn ra nghi này vào ngày thứ 6, tháng thứ 5, năm Thiết Điểu (1981, lịch Tây Tạng). Được đọc cho một vị trưởng diễn tấu vũ điệu nghi lễ, Tỳ Kheo Ngawang Gonchog.

Bản dịch tiếng Anh được thực hiện bởi Michael Richards và Achok Rinpoche.

(1) [1] Lần chuyển pháp luân thứ ba, Đức Phật Thích Ca thuyết giảng tại Vesāli.

MỌI SỰ TÙY THUỘC VÀO ĐỘNG LỰC CỦA CHÚNG TA Lama Zopa Rinpoche –


MỌI SỰ TÙY THUỘC VÀO
ĐỘNG LỰC CỦA CHÚNG TA
Lama Zopa Rinpoche – Thanh Liên Việt dịch

 Điều cực kỳ quan trọng là phải biết đâu là cách thức tốt nhất để dẫn dắt đời sống hàng ngày của ta. Điều này tuỳ thuộc vào việc ta thấu hiểu những gì là hành động tâm linh và những gì không phải, sự khác biệt giữa Pháp và những gì không phải là Pháp. Những lợi lạc của sự thấu hiểu này thì thật vô biên, không thể tin nổi.

 Điều chúng ta cần phải nhận thức là mọi hoạt động của ta suốt trong hai mươi bốn giờ – đi, ngồi, ngủ, trò chuyện, làm việc – đều có thể trở thành một nguyên nhân cho sự Giác ngộ, cho sự giải thoát, cho hạnh phúc trong những đời sau hay sự tái sinh trong những cõi thấp. Tất cả đều tùy thuộc vào động lực của ta.

 Dù bạn chỉ uống một ngụm nước, hành động uống nước có thể hoặc trở thành nguyên nhân của sự Giác ngộ, nguyên nhân của sự giải thoát, nguyên nhân của hạnh phúc trong tương lai hay nguyên nhân của đau khổ trong những cõi thấp.

 Vì thế chúng ta nên suy nghĩ theo cách này: “Nếu tôi uống nước với động lực Bồ Đề tâm – tư tưởng mong muốn đạt được Giác ngộ vì lợi lạc của chúng sinh – thì bất kể tôi uống bao nhiêu ngụm nước từ một chiếc ly, bất kể tôi uống bao nhiêu ly nước, mỗi một ngụm (hay ly nước) đều trở thành một nguyên nhân của sự Giác ngộ vì tất cả chúng sinh, một nguyên nhân cho hạnh phúc của tất cả chúng sinh. Tuy nhiên, nếu tôi uống nước với sự tham muốn dính mắc vào cuộc đời này, thì mỗi ngụm nước, mỗi một ly nước, sẽ chỉ trở thành nguyên nhân của đau khổ, nguyên nhân của nỗi khổ không thể chịu đựng nổi trong những cõi thấp – chưa kể tới nguyên nhân của những vần đề trong cõi người.”

 Nếu chúng ta trò chuyện với tâm tham muốn thế tục dính mắc vào cuộc đời này, thì cho dù ta trò chuyện bao nhiêu tiếng đồng hồ, tất cả những lời nói đó sẽ trở thành nguyên nhân của những tái sinh bất hạnh, nguyên nhân của đau khổ.

 Nếu ta lái xe hơi với động lực tham muốn dính mắc vào cuộc đời này, thì chừng nào ta còn lái xe, việc lái xe sẽ hoàn toàn trở thành nghiệp tiêu cực. Nhưng nếu ta lái xe với một động lực tích cực, thì không nghi ngờ gì nữa, nó sẽ trở thành nguyên nhân của hạnh phúc.

 Nếu ta ngủ với sự tham muốn dính mắc vào cuộc đời này thì càng ngủ ta càng tạo nên nghiệp tiêu cực, càng gây nên những nguyên nhân của các cõi thấp.

 Tương tự như thế, khi ta viết thư, viết sách hay đọc báo, xem truyền hình, những hành động này có trở thành Pháp - nguyên nhân của hạnh phúc - hay không thì tùy thuộc vào động lực của ta. Nếu động lực là sự tham muốn dính mắc vào cuộc đời này, thì bất kể ta làm bao nhiêu hành động đọc sách hay xem truyền hình, tất cả sẽ trở thành nghiệp tiêu cực.

 Khi bạn đi mua sắm, hành động đi mua sắm có trở thành nguyên nhân của sự Giác ngộ cho chúng sinh hay sự giải thoát khỏi sinh tử của bản thân bạn hoặc hạnh phúc trong những đời sau hay không thì tuỳ thuộc vào động lực của bạn. Nếu bạn đi mua sắm với sự tham muốn dính mắc vào cuộc đời này, thì mỗi lần bạn đi mua sắm thứ gì đó, nó sẽ tạo nên nghiệp tiêu cực và vì thế việc đi mua sắm không phải là Pháp mà là nguyên nhân của đau khổ.

 Cũng tương tự như thế khi bạn làm công việc của bạn, bất kể bạn làm việc bao nhiêu giờ, tất cả đều trở thành nguyên nhân của hạnh phúc cho chúng sinh nếu nó được làm với Bồ Đề tâm, tư tưởng muốn đạt được Giác ngộ vì lợi lạc của chúng sinh. Nhưng nếu bạn làm việc với sự tham luyến vào đời này, tất cả sẽ trở thành nghiệp tiêu cực, nguyên nhân của đau khổ trong những cõi thấp.

 Bước đi với Bồ Đề tâm

 Nếu bạn bước đi với Bồ Đề tâm, mỗi bước chân trở thành nguyên nhân của hạnh phúc tối thượng, sự Giác ngộ vô song cho tất cả chúng sinh. Hãy bước đi với sự tỉnh giác mạnh mẽ rằng: “Mỗi chúng sinh, mỗi người, mỗi côn trùng, đều là nguồn mạch hạnh phúc của tôi trong quá khứ, hiện tại và tương lai.” Điều này được gọi là việc nhớ tưởng tới thiện tâm “rộng lớn” của chúng sinh. Khi quán chiếu về bốn cách mà tất cả chúng sinh đã từng tử tế với bạn như bà mẹ của bạn – ban cho bạn một thân người quý báu, che chở để bạn không bị làm hại, cho bạn những niềm vui và bảo đảm rằng bạn nhận được một sự giáo dục tốt đẹp – được gọi là sự tỉnh giác về “thiện tâm vô lượng” của họ. Khi bạn bước đi với sự tỉnh giác này, đặc biệt là bất kỳ khi nào bạn nhìn thấy một chúng sinh khác, hãy cố gắng cảm nhận thiện tâm của chúng sinh đó. Bất cứ khi nào bạn thực hành những sự hồi tưởng, sự kết thúc trong tâm bạn phải là việc bạn ước muốn giải thoát tất cả chúng sinh khỏi nỗi đau khổ và mang lại cho họ mọi hạnh phúc; ước muốn dẫn dắt họ tới sự Giác ngộ.

 Từ lúc bạn ra khỏi nhà, hãy thực hành chánh niệm, thường xuyên giữ gìn Bồ Đề tâm trong tâm bạn: “Mục đích của đời tôi là giải thoát tất cả chúng sinh khỏi đau khổ và mang hạnh phúc lại cho họ.” Hãy nghĩ tưởng điều này với tất cả mọi người bạn gặp - trên đường đi hay trong những cửa hàng, những tiệm ăn và xe hơi, bất kỳ ai bạn đi qua và những thú vật, côn trùng ở khắp mọi nơi. Khi bạn trở về nhà, một lần nữa hãy duy trì sự tỉnh giác thường xuyên về Bồ Đề tâm cho tới khi bạn về tới nhà.

 Đây là bí quyết để vui hưởng cuộc sống, để sống một cuộc đời hạnh phúc trong một cách thế đầy ý nghĩa không để cho bản ngã của bạn lừa dối bạn.

 Bước đi với tánh Không

 Bạn cũng có thể thiền định về tánh Không trong khi bạn bước đi. Điều này ngăn cản việc bước đi của bạn trở thành nguyên nhân của đau khổ trong sinh tử nói chung và đặc biệt là nỗi khổ không thể tưởng tượng nổi trong ba cõi thấp. Thay vào đó, mỗi bước đi trở thành một phương thuốc chữa lành mọi đau khổ trong vòng luân hồi sinh tử; và là cách đối trị gốc rễ độc hại của mọi mê lầm, đó là sự vô minh - không nhận thức được rằng cái tôi thì trống không tự khía cạnh riêng của nó (tự bản tánh của nó). Thiền định như thế này chuyển hóa việc bước đi của bạn thành nguyên nhân của sự giải thoát, tự do đối với sinh tử luân hồi.

 Trong khi bạn đang bước đi, hãy tự hỏi: “Tại sao tôi nói : ‘Tôi đang đi’?” Hãy phân tích điều này. Lý do duy nhất mà bạn có thể tìm thấy khi nói “tôi đang đi” là việc sắc uẩn của bạn đang làm hành động được gọi là bước đi; không có lý do nào khác. Bởi sắc uẩn của bạn đang làm hành động bước đi, tâm thức bạn hình thành ý niệm, nhãn hiệu “tôi đang đi.” Bên trong thân thể bạn một cái tôi dường như xuất hiện với bạn từ khía cạnh riêng của nó. Đó là cái mà bạn nói là đang bước đi, nhưng nó hoàn toàn là một ảo tưởng, nó hoàn toàn không hiện hữu. Cái tôi mà bạn nói là đang bước đi chỉ đơn thuần bị tâm bạn quy gán cho. Cái xuất hiện trước bạn và cái mà bạn tin tưởng – một cái tôi có thực, thực sự hiện hữu mà không chỉ đơn thuần là do tâm thức quy gán cho – hoàn toàn là một ảo tưởng. Nó không hiện hữu, nó trống không.

 Bạn có thể áp dụng sự phân tích này đối với mọi hiện tượng khác – những con đường, những căn nhà, cây cối, tất cả mọi sự. Giống như hành động bước đi, tất cả chúng cũng chỉ đơn thuần bị tâm thức quy gán cho. Những gì hình như thật có từ bên ngoài chỉ là một ảo tưởng. Đó là đối tượng bị bác bỏ.

 Vì thế, khi bạn bước đi, hãy tỉnh giác rằng trong ý nghĩa tất cả chúng xuất hiện từ khía cạnh riêng của chúng, thì tôi, hành động và đối tượng đều là những ảo tưởng. Như thế bất luận bạn đi bao nhiêu lâu, chừng nào mà bạn bước đi một cách chánh niệm thì việc bước đi ấy hoàn toàn trở thành lam-rim (1), nó hoàn toàn trở thành một phương thuốc chữa trị sự vô minh, một thanh kiếm chặt đứt gốc rễ của sinh tử, gốc rễ của mọi đau khổ.

 Bước đi như trong một giấc mơ

 Một cách đơn giản khác để thiền định trong khi bạn bước đi là tự hỏi: “Cái tôi hình như chỉ là nhãn hiệu được gán cho, phải vậy hay không? Hình như không phải thế. Hành động bước đi của tôi hình như chỉ do được quy gán là như thế? Con đường, bầu trời, những chiếc xe hơi, con người, những con mèo, những con chó và kem, tất cả hình như chỉ đơn thuần được gán cho là như thế? Những gì tôi nhìn thấy có vẻ chỉ vì bị tâm tôi gán cho là như thế, có phải vậy không?” Không, tất cả những thứ này không hề xuất hiện với bạn như vậy. Vì thế, tất cả như một giấc mơ, một ảo tưởng. Bạn đang bước đi như thể trong một giấc mơ: con đường, bầu trời, những chiếc xe hơi, người ta và cây cối, tự thân việc bước đi của bạn – như một giấc mơ. (Mặc dù tôi đang nói điều này một cách đúng đắn: “như một giấc mơ,” nhưng đối với tâm ta thì cách nói hiệu quả hơn là: “đó là một giấc mơ; tôi đang mơ.”)

 Tại sao thiền định như thế này? Khi bạn thực hành chánh niệm theo cách này, bạn sẽ không dính mắc, không bám chấp, bởi bạn hiểu rằng mọi sự là một ảo ảnh, một giấc mơ, không có thực. Bạn nhận thức rằng thực ra tất cả những điều đó xuất hiện như cái gì đến từ bên ngoài – cái tôi có thực ở bên ngoài, con đường có thực, bầu trời có thực, cây cối có thực, kẻ thù có thực, bạn hữu có thực – chỉ đơn thuần bị tâm thức quy gán. Khi bạn thấu hiểu điều này, sự tham muốn và sân hận ít có khả năng phát khởi. Như vậy, thực hành này lập tức mang lại hạnh phúc cho tâm bạn; tâm bạn trở nên tự do và không dính mắc, kiên nhẫn và không sân hận.

 Vì thế, khi bạn bước đi với sự chánh niệm rằng mọi sự như một giấc mơ, bạn thấu hiểu trong trái tim bạn rằng mọi sự không thực có, không hiện hữu. Nếu bạn liên kết sự thấu hiểu này với cái tôi, hành động, đối tượng và v.v.. là những gì xuất hiện ở đó, bạn có thể thấy rằng chúng thì trống không. Khi bạn thiền định rằng mọi sự như một giấc mơ, bất luận bạn nhìn thấy những gì – những hình dạng khác nhau của những thân thể con người, hay hàng tỉ hiện tượng khác mà bạn chọn là xấu hay đẹp – bạn biết là không có gì để bám chấp, không có gì để giận dữ, bởi không có gì để bám nắm vào. Trong trái tim bạn bạn biết rằng chúng không hiện hữu. Việc nhìn những sự việc theo cách này sẽ giúp bạn buông bỏ mọi sự.

 Vì thế, giống như sự thiền định phân tích về tánh Không trong khi bạn bước đi, mọi việc bước đi bạn thực hiện trong khi thiền định về mọi sự như một giấc mơ cũng trở thành phương pháp chặt đứt gốc rễ của sinh tử, một phương thuốc chữa lành toàn bộ những nỗi khổ của vòng luân hồi sinh tử, kể cả những vấn đề trong những mối quan hệ của bạn, việc bị những người khác đối xử tồi tệ và v.v.. Việc bước đi với sự chánh niệm rằng mọi sự như một giấc mộng này tiệt trừ sự mê lầm và nghiệp, nguyên nhân nền tảng của sinh tử, nguyên nhân chính yếu của đau khổ.

 Đây là cách làm cho việc bước đi trở thành nguyên nhân của hạnh phúc tối hậu, sự giải thoát hoàn toàn khỏi vòng luân hồi sinh tử và nguyên nhân của nó.

 Bước đi với sự duyên sinh

 Cách thiền định thứ tư trong khi bạn đang đi là bước đi với sự chánh niệm về sự duyên sinh. Như tôi đã đề cập ở trên, “Tôi đang đi là do bởi những uẩn đang đi, tâm tôi chỉ đơn giản tạo ra nhãn hiệu “tôi đang đi.” Cái chỉ được gán cho là tôi chỉ được gán cho là đang đi và chỉ được gán cho là đang nhìn cái chỉ được gán cho là bầu trời, chỉ được gán cho là cây, chỉ được gán cho là con người, chỉ được gán cho là người đàn ông hay đàn bà đẹp, chỉ được gán cho là những toà nhà xấu, chỉ được gán cho là những chiếc xe hơi, chỉ được gán cho là những căn nhà v.v.. Đây là sự bước đi với chánh niệm về sự duyên sinh vi tế.

 Bước đi với sự vô thường

 Bạn cũng có thể đi trong khi thực hiện một sự thiền định về lẽ vô thường và cái chết. Mỗi lần bạn bước một bước, hãy nghĩ rằng cuộc đời bạn sắp chấm dứt, mỗi lúc một ngắn đi. Bạn càng bước nhanh thì bạn càng trở nên tỉnh giác hơn về việc cuộc đời bạn đang nhanh chóng chấm dứt ra sao. Cho dù cuộc đời còn lại của bạn dài tới đâu chăng nữa, nó đang chấm dứt thật nhanh chóng. Nếu bạn không tịnh hóa nghiệp tiêu cực của bạn thì mỗi bước chân mang bạn tới gần cái chết và tới vô vàn nỗi khổ của những cõi thấp hơn nữa. Tương tự như thế, khi bạn đang lái xe, hãy cảm nhận như một tử tội bị dẫn tới giá treo cổ, mỗi giây phút mang bạn lại gần việc bị hành hình.

 Đây là cách thực hành chánh niệm về việc cuộc đời đang chấm dứt quá nhanh, đang mang bạn đến gần cái chết và những cõi thấp.

 Sự thiền định này giúp bạn giải quyết ngay lập tức những vấn đề mà bạn đang phải đối diện – những vấn đề quan hệ, những vấn đề thuộc cảm xúc, tất cả những vấn đề của bạn. Việc quán chiếu về lẽ vô thường và cái chết chấm dứt lập tức sự tham muốn, giận dữ hay ghen tị; nó nhanh chóng mang lại một sự an bình khó tin cho tâm bạn và nó làm cho bạn quyết tâm hơn bao giờ hết để thực hành Pháp và không lãng phí cuộc đời bạn. Nó khuyến khích và gây hứng khởi cho bạn khiến cho mọi sự bạn làm đều trở thành Phật sự. Đây là một thiền định hết sức mạnh mẽ.

 Nếu chúng ta thực hiện mọi hoạt động trong hai mươi bốn giờ với động lực Bồ Đề tâm, chúng ta sẽ tích tập vô lượng công đức. Và không chỉ có thế, mỗi hành động duy nhất trở thành một nguyên nhân cho sự Giác ngộ và mỗi hành động duy nhất trở thành một nguyên nhân cho hạnh phúc của mỗi chúng sinh.

 Bằng cách này bạn có thể làm cho đời sống hàng ngày của bạn trở nên có ý nghĩa nhất, phong phú nhất./.

 Lama Zopa Rinpoche

 - Nguyên tác: “Everything Depends on the Motivation”
 Mandala, March 2001
 - Tham khảo: “Making Life Meaningful” by Lama Zopa Rinpoche Lama Yeshe Wisdom Archive. Boston

 Bản dịch Việt ngữ của Liên Hoa

 Chú thích:

 (1) Lam-rim (Lamrim): nghĩa đen: “những giai đoạn của con đường,” con đường tiệm thứ dẫn tới Giác ngộ.

KHÔNG TÌM RA MỘT BẢN NGÃ ĐỂ ƯU ÁI Lama Zopa Rinpoche

KHÔNG TÌM RA MỘT BẢN NGÃ ĐỂ ƯU ÁI
Lama Zopa Rinpoche
Lozang Ngodrub dịch, Thanh Liên hiệu đính

lama-zopa-rinpocheSống trong ảo tưởng

Vấn đề chính của chúng ta là không nhận thức được thực tại của sự vật. Giống như những loại thuốc hay nấm tạo ra ảo giác, những ý niệm sai lầm khiến tâm ta bị mê lầm. Ta không thể nhận thức được thực tại, đó là vạn pháp do nhân duyên tạo thành đều vô thường, và điều cơ bản là những gì hiện ra trước mắt ta không hề hiện hữu như cách chúng xuất hiện.

Tâm vô minh của ta chấp mọi sự như chúng thật sự hiện hữu. Vô minh chú trọng vào cái Tôi có tồn tại, nhưng lại nắm bắt một cái Tôi thật sự hiện hữu, mặc dù nó chưa hề tồn tại bao giờ. Tương tự như thế, tất cả mọi việc mà tâm vô minh của ta chú trọng đến như Tôi, thân, tâm, tha nhân, lục trần, chúng hiện hữu, nhưng không hiện hữu theo cách vô minh lầm tưởng. Đó chính là ảo tưởng.

Hãy nhìn vào những phóng chiếu trong tâm bạn về sự hiện hữu chân thật. Tựa như miếng vải thêu kim tuyến này phủ lên mặt bàn, cái Tôi thật sự hiện hữu bao phủ lên cái Tôi chỉ hiện hữu qua sự định danh. Theo quan điểm riêng của bạn, chủ thể, cái Tôi, cũng như hành động và khách thể, đều được sự hiện hữu chân thật bao phủ. Chúng đều được trang hoàng bằng bề mặt của sự hiện hữu chân thật. Bạn hãy nhìn vào chúng và ý thức rằng chúng đều không có tự tánh. Hãy tập trung vào sự vô tự tánh của tất cả chủ thể, hành động và khách thể. Mỗi một sự vật nào tồn tại đều hoàn toàn không có tự tánh.

Hãy tập trung vào tánh Không. Trong tánh Không, không có tôi và tha nhân, không có chủ thể và khách thể, không có bạn và thù. Trong tánh Không, không có sự chấp thủ và sân hận. Trong tánh Không, không có cả tánh Không. Trong lúc thiền quán về tánh Không, quán chiếu về tánh Không, bạn hãy quán như vậy. Rồi bạn sẽ thấy nó hữu lý. Ta không có một lý do nhỏ bé nào để tin rằng bất cứ điều gì có thể tự nó hiện hữu được.

Cái Tôi chỉ được định danh và quy gán lên các uẩn không hề hiện hữu như cách vô minh nhìn thấy nó. Vô minh xem cái Tôi không chỉ là một điều được định danh, mà còn tự nó hiện hữu riêng rẽ nữa. Cái khía cạnh của sự tồn tại hiện hữu này mà vô minh chấp vào không hề tồn tại. Chúng ta phải ý thức được rằng bất cứ điều gì có vẻ như tự hiện hữu, đều không có tự tánh, không hề tự nó hiện hữu.

Tất cả mọi pháp hiện hữu, bắt đầu là cái Tôi, chẳng là gì cả ngoại trừ là những thứ được định danh. Không có các uẩn, không có thân, tâm, ngoại trừ những gì đã được ta quy gán. Tương tự như thế, hành vi, đối tượng, bạn, thù, người xa lạ, của cải, các đối

tượng của lục căn, tất cả đều chẳng là gì cả ngoài những điều do tâm ta quy gán. Tất cả những pháp này đều hoàn toàn không có tự tánh, như thể chúng không hiện hữu vậy.

Nhưng tất cả những điều này – tự ngã, hành vi, đối tượng, bạn, thù, người lạ, của cải, hạnh phúc, bất hạnh, tiếng tốt, tiếng xấu, khen, chê, ta sở hữu vật gì, không sở hữu vật gì – đều không phải là không hiện hữu. Chúng tựa như huyễn, như chúng không hề tồn tại, nhưng chúng không phải là như huyễn – chúng có tồn tại.

Hãy xem tất cả những điềy này như huyễn ảo. Những gì hiện ra trước mặt bạn – tự ngã thật, hành động thật, khách thể thật, bạn thật, kẻ thù thật, người dưng thật, của cải thật – chẳng có chút liên hệ gì với thực tại cả. Sự chân hiện hữu từ phía sự vật chẳng liên quan gì với thực tại cả. Sự hiện hữu chân thật này tự nó chẳng có liên quan gì với thực tại cả. Ngay cả một nguyên tử của sự vật cũng không tồn tại như thế này. Trên thực tế, tất cả đều hoàn toàn không có tự tánh.

Hạnh phúc, bất hạnh, lời khen, tiếng chê, âm thanh dễ chịu, âm thanh khó chịu, thanh danh, tiếng xấu, thành đạt, thất bại – sự xuất hiện của những điều này tuy giống như thật, tự chúng hiện hữu, nhưng thật ra chúng không liên quan gì với thực tại cả. Trên thực tế, tất cả đều hoàn toàn không có tự tánh.

Do những dấu ấn mà vô minh trong quá khứ đã lưu lại trong giòng tâm thức của ta, mà vô minh thì xem tất cả mọi thứ như thật sự tồn tại, nên giờ đây ta lại phóng chiếu sự hiện hữu chân thật vào tất cả sự vật lần nữa, mặc dù trên thực tế, chúng chỉ là những gì được quy gán mà thôi. Hạt giống, hay tiềm năng còn sót lại trong giòng tâm thức tương tục, được hình thành theo cách này.

Chẳng có điều gì hiện hữu mà không do sự đặt tên. Cái Tôi sẽ không hiện hữu nếu không có sự đặt tên “Tôi”. Các uẩn, luân hồi, niết bàn – chẳng có điều nào hiện hữu mà không do sự định danh cả. Thế nên mọi sự đều không có tự tánh. Tất cả mọi thứ có vẻ như tự hiện hữu – bản ngã, hành vi, khách thể, bạn, thù, người lạ, đối tượng của các căn – đều hoàn toàn không có tự tánh.

Từ sáng đến tối, chúng ta nói về những điều được định danh, nghĩ về những điều chỉ được định danh, nghe những điều do ta định danh, nhìn những sự vật chỉ được định danh mà thôi. Từ sáng đến tối, từ sinh đến tử, từ vô thủy tái sinh cho đến ngày giác ngộ, mọi sự đều như thế cả.

Thế thì ta chẳng có lý do nào để khởi tâm tham, sân, si cả. Việc này hoàn toàn vô lý, không cần thiết và vô nghĩa. Tâm ta đã vô cớ tạo ra những vấn đề này. Tâm ta đã tạo ra tham, sân và si. Ta có thể kết luận là chẳng có lý do gì để các ý tưởng phân biệt của tham, sân và si phát khởi cả.

Tìm kiếm cái Tôi

Chẳng có uẩn nào là Tôi cả. Ngay cả một hợp thể của các uẩn cũng không phải là Tôi. Thân thể không phải là Tôi. Ngay cả tâm thức cũng không phải là Tôi. Ta hãy hiểu thật rõ ràng là tất cả những điều này không phải là Tôi. Các uẩn là nền tảng mà ta gọi là “Tôi”, nhưng chúng không phải là Tôi; Tôi là một cái gì khác hơn như thế. Cái Tôi không tách rời các uẩn, nhưng nó khác biệt với các uẩn.

Từ đỉnh đầu cho tới ngón chân của bạn, bạn chẳng thể tìm ra Tôi ở đâu cả. Tất cả những bộ phận mà bạn có thể chỉ vào không phải là Tôi. Tất cả các bộ phận mà bạn có thể chạm vào không phải là cái Tôi. Chẳng có bộ phận nào là Tôi cả. Bạn hãy thiền quán về điều này.

Nếu ta có thể tìm được Tôi trong các uẩn, điều này sẽ có nghĩa rằng nó tự hiện hữu, rằng cái Tôi thật sự tồn tại. Bằng cách xử dụng phương cách phân tích khoa học, chứ không chỉ dựa vào tín ngưỡng, bạn không thể tìm ra Tôi trên các uẩn này. Nhưng điều này không có nghĩa là Tôi không hiện hữu. Chẳng hề có Tôi trong các uẩn, nhưng có một cái Tôi. Có một cái Tôi trong thế giới này, ở Viện Phật học Root, tại Bồ Đề Đạo Tràng.

Cái Tôi hiện hữu, vì sao? Bởi vì Tôi đang kinh qua đau khổ và có thể từ bỏ nỗi khổ bằng cách diệt trừ các nguyên nhân tạo khổ. Vì có khổ nên Tôi đang hành trì Pháp.

Nếu như không có Tôi, cuộc đời sẽ vô cùng đơn giản – bạn sẽ có thể nghỉ ngơi thoải mái. Bạn sẽ không cần lo lắng về việc thức dậy mỗi buổi sáng và nhanh chân đi đến công sở. Bạn sẽ không cần tìm một công việc. Nếu không có Tôi thì tại sao bạn cần phải đi làm, hay vào đại học để lấy một mảnh bằng? Tất cả những điều này sẽ không cần thiết. Sẽ không có Tôi nào để thụ hưởng hạnh phúc và tiện nghi, thế thì tại sao bạn lại mất công làm những việc này làm gì? Nếu như không có Tôi, tại sao bạn phải lo lắng làm gì? Bạn sẽ có thể ngưng tất cả những hoạt động này ngay lập tức.

Nếu như không có Tôi thì sẽ không có việc hành thiền. Nếu không có một chủ thể thì làm sao có hành vi thiền hành? Ta sẽ nói láo nếu ta nói rằng, “Tôi đang thiền.”. Sẽ không có chủ thể, hành vi hay khách thể gì cả.

Tuy nhiên, vì có một thực thể, vì thực thể của cái Tôi tồn tại, nên không có cách nào khác là Tôi cũng hiện hữu. Vì có một hành vi đưa đến quả khổ, không có chọn lựa nào khác là sự bất thiện hiện hữu. Vì có những ý tưởng phụ làm hỗn loạn giòng ý thức chính, ta chẳng có cách nào khác là chấp nhận vô minh tồn tại. Do ta có những cảm thọ bất như ý, khó chịu và bất an, không có cách nào khác là chấp nhận khổ đau đang hiện diện.

Tìm kiếm Lama Zopa

Khi bạn nhìn tôi thì có vẻ như có một Lama Zopa thật đang tồn tại từ phía tôi đây, nhưng điều này hoàn toàn trái ngược với thực tế. Cách mà Lama Zopa có vẻ như đang tồn tại không phải là cách mà Lama Zopa thật sự hiện hữu.

Chúng ta đang sống cuộc đời mình trong một ảo giác thật to lớn. Ta thiếu sự nhận thức rằng phương cách mọi vật hiện ra với ta như thật có từ phía chúng chỉ là một ảo giác mà thôi. Lama Zopa “thật” có nghĩa là một Lama Zopa tự hiện hữu. Khi chúng ta nói “thật”, có nghĩa là “thật sự hiện hữu”. Nếu bạn không thấy những sự vật như huyễn ảo, khi bạn nói về “thật”, nó có nghĩa là “thật sự hiện hữu”.

Chẳng có Lama Zopa nào trong các uẩn này cả. Ta không thể tìm ra Lama Zopa thật sự từ phía đối tượng. Từ đỉnh đầu cho đến ngón chân của tôi, chẳng có Lama Zopa ở chỗ nào cả. Chắng thể tìm ra Lama Zopa ở đâu cả: trong thế gian này, ở Bồ Đề Đạo Tràng, trong các uẩn này. Nó chẳng có ở đâu hết.

Cả tập hợp của năm uẩn – sắc, thọ, tưởng, hành, thức – không phải là Lama Zopa, và không một uẩn riêng rẽ nào là Lama Zopa cả. Nói một cách khác, bên cạnh việc thân thể này không phải là Lama Zopa, ngay cả tâm thức này cũng chẳng phải là Lama Zopa nữa. Ta không thể tìm ra Lama Zopa ở đâu từ trên đỉnh đầu cho tới ngón chân của tôi. Đây là một cách đơn giản, ngắn gọn và hữu hiệu để thiền quán về tánh Không.

Nhưng Lama Zopa không phải là không hiện hữu. Tại thời điểm này, cái được gọi là “Lama Zopa” tồn tại trên thế giới này, ở Ấn Độ, Bồ Đề Đạo Tràng, tại Viện Phật học Root. Ngay lúc này, ở Viện Phật học Root, Lama Zopa đang nói, với âm thanh phát ra từ miệng (và thỉnh thoảng từ mũi). Nhưng sự tồn tại của Lama Zopa là một điều hoàn toàn khác biệt với những gì bạn thường nghĩ. Thực tại là một điều khác biệt, hoàn toàn khác biệt.

Cách mà Lama Zopa tồn tại trên thực tế thì vô cùng vi tế, là điều mà ta không thường nghĩ đến. Cách mà ta thường hiểu biết về Lama Zopa chẳng liên quan gì đến cách mà Lama Zopa hiện hữu cả. Cách Lama Zopa hiện hữu là một điều gì hoàn toàn khác biệt.

Thế thì Lama Zopa hiện hữu như thế nào? Cái Tôi là gì? Nếu bạn đặt tên “Tôi” cho một cái bàn, chiếc xe đạp, chiếc xe hơi, một cục đá thì bạn sẽ cảm thấy thế nào? Nếu bạn dùng cái tên bạn thường quy gán cho các uẩn để gọi cái máy truyền hình thì bạn sẽ cảm thấy ra sao?

Thí dụ như có một hình nộm trên một cánh đồng để bảo vệ ruộng nương không bị quạ quấy phá. Khi bạn ở một khoảng cách xa và không thể nhìn rõ, bạn có thể nghĩ rằng

đó là một người thật. Nhưng khi bạn đến gần hơn, bạn thấy rằng đó chỉ là một hình nộm mà thôi. Bạn nghĩ sao về vật mà trước đây bạn gọi là một con người hóa ra chỉ là một hình nộm mà thôi? Bạn sẽ nghĩ sao về cái tên con người mà bạn đã gán cho nó trước đó?

Bạn cảm giác ra sao khi một người thân của bạn qua đời và bạn chỉ còn lại cái tên trống rỗng của họ? Bạn cảm giác như thế nào về cái tên ấy? Người thân thì đã chết; bạn không thấy được thân thể họ; chẳng còn gì để bạn thấy được – thế thì bạn có cảm giác ra sao về cái tên của người ấy? Nó tựa như ảo giác, phải không?

Đây là cách những ai đã chứng ngộ tánh Không có cảm giác về các chúng sanh hữu tình. Họ hiểu tất cả mọi thứ theo cách này: cái Tôi, mọi sự hiện hữu, luân hồi và niết bàn. Các thiền giả đầy kinh nghiệm tu tập thấy mọi thứ như huyễn ảo, và đây là thực tại. Đây là cách mọi sự hiện hữu trên thực tế.

Cách sự vật tồn tại thì vô cùng vi tế, hầu như chúng không hề tồn tại vậy. Bạn không thể nói rằng chúng hoàn toàn không hiện hữu, nhưng bạn rất dễ nói rằng chúng không tồn tại để đi đến chủ thuyết hư vô. Đây là một điểm rất vi tế. Bạn có thể thấy vì sao quá nhiều người gặp khó khăn để thấu hiểu quan điểm của Prasangika-Madhyamika (Trung Quán Cụ Duyên) về tính duyên khởi vi tế.

Chúng ta vô cùng bối rối. Vấn đề của chúng ta là nếu ta chấp nhận một cái gì đó hiện hữu, ta có khuynh hướng nghĩ rằng nó tự hiện hữu từ chính phía nó. Ta không dễ hiểu được rằng cái gì đó vẫn có thể tồn tại trong khi nó chẳng hề tự hiện hữu từ phía nó – đó là không thật sự hiện hữu trên bản chất. Ta rất khó chấp nhận hai quan điểm này trên nền tảng của cùng một sự vật.

Do hai quan điểm này rất khó hợp nhất với nhau, nhiều người đã lọt vào quan điểm quá khích và nói rằng sự vật không hề tồn tại. Họ không thể đi vào con đường Trung Quán. Họ khẳng định rằng nếu một sự vật không tự hiện hữu từ phía của nó thì nó không thể nào tồn tại được. Rồi những người này đi đến một kết luận triết lý là chẳng có gì hiện hữu cả, rằng những gì có vẻ như hiện hữu chỉ là ảo giác mà thôi.

Quan điểm đúng đắn thật vô cùng vi tế. Bằng cách phân tích thí dụ về Lama Zopa, bạn có thể thấy nó vô cùng vi tế. Lama Zopa hiện hữu dựa vào các uẩn. Đơn giản là như thế thôi. Đó là lý do mà Lama Zopa hiện giờ đang ở đây, trong căn lều này, dựa vào các uẩn; đó là lý do vì sao ông có mặt ở đây. Nhưng Lama Zopa là gì thì vô cùng vi tế, thế nên tôi nói rằng Lama Zopa tựa như không hiện hữu, như một ảo tưởng vậy.

Tìm kiếm những gì ngoài cái Tôi

Bằng cách tương tự, bạn có thể thiền quán về tánh vô ngã của một con người, liên quan đến cái Tôi của chính bạn, bạn có thể thiền quán về tánh vô ngã của các uẩn, hay

của tất cả những gì hiện hữu. Những ai không quen thuộc với đề tài này có thể không nhận ra rằng cái ngã trong sự vô ngã có thể nói đến bất cứ điều gì; không nhất thiết chỉ đề cập đến con người, hay bản ngã. Ta còn có sự vô ngã của các uẩn nữa.

Ta hãy nhìn mọi thứ ở đây: cái bàn, vải thêu kim tuyến, đèn, các vách tường, màn, hoa, chủ thể, hành động, khách thể, các đối tượng của lục căn. Bạn phải hiểu rằng phương cách tất cả những thứ này hiện ra đối với ta hoàn toàn là ảo giác. Bằng cách phân tích thí dụ về Lama Zopa, bạn có thể thấy rằng chúng ta hoàn toàn bị mắc bẫy trong một ảo giác vô cùng nặng nề, chẳng có liên quan gì đến thực tại cả. Những gì ta nhận biết chẳng có một chút liên quan gì với thực tại cả.

Thí dụ như, chúng ta đặt tên “bàn” cho một vật có chức năng nâng đỡ những vật khác. Chủ yếu là vì chức năng này, dựa vào chức năng này, chúng ta gọi hình dáng đặc thù này là “bàn”. Tuy nhiên, bất cứ bộ phận nào ta trỏ vào cũng không phải là cái bàn. Mỗi một bộ phận, mỗi miếng gỗ – mặt bàn, đáy bàn, bốn chân bàn – không phải là cái bàn; ngay cả toàn bộ món vật, bao gồm các bộ phận thực hiện chức năng nâng đỡ các vật khác, cũng không phải là cái bàn. Toàn bộ của các bộ phận cũng không phải là cái bàn – đó chỉ là một nền tảng của sự vật mà thôi.

Thế thì ta chẳng thể tìm ra cái bàn ở bất cứ nơi nào trong thực thể này; không có cái bàn nào ở trong sự vật này cả, nhưng có một cái bàn, dựa vào nền tảng sự vật này. Ở đây có một cái bàn. Ta không thể tìm ra cái bàn nào trên nền tảng này, nhưng có một cái bàn ở đây, bởi vì có một nền tảng sự vật. Chỉ là ta không thể chỉ ra cái bàn ở đâu hay tìm ra nó trên nền tảng của sự vật này cả.

Cũng như thế, cái bàn hiện hữu như thế nào trên thực tế hoàn toàn khác biệt với cách chúng ta thường nghĩ về cách nó hiện hữu. Những gì hiện ra trước mặt ta và những gì ta nhận thức chẳng liên quan gì với thực tại của cái bàn cả. Thực tại hoàn toàn là một điều gì khác. Khi ta phân tích cái bàn là gì, ta hãy cố gắng thấy được thực tại của nó, nó thật sự hiện hữu như thế nào, ta khám phá ra rằng cái bàn là một cái gì khác hơn những gì ta thường nghĩ là cái bàn. Bây giờ, từ điểm này, bạn có thể thấy được cái ảo giác mà bạn có. Cái bàn chỉ được đặt tên, chỉ là một khái niệm, với ý nghĩa là nó không có một sự tồn tại từ chính phía nó. Trên nền tảng sự vật này không có bàn, nhưng lại có một cái bàn ở đây, bởi vì có một nền tảng sự vật. Cái bàn hiện hữu nhờ vào nền tảng sự vật. Bàn chỉ đơn giản là một ý niệm; Tôi đơn giản là một ý niệm; các uẩn đơn giản là một ý niệm mà thôi.

Giờ đây, các ngọn đèn đã tắt. Đây là một thí dụ rất hay của sự tồn tại chân thật: bóng đêm thật sự hiện hữu, không hề được đặt tên, nó tự nó tối đen. Đây là một thí dụ rất tốt của một luận cứ để cho ta phản bác. Ánh sáng, bóng đêm. Có ánh sáng từ chính phía nó, rồi bất chợt có bóng đêm từ chính phía nó. Mặc dù trên thực tế, màn đêm hiện hữu chỉ là một sự phủ định, nhưng nó không có vẻ như thế đối với ta. Như cái bàn, như

Lama Zopa, khi màn đêm bất chợt được ta trải nghiệm, nó có vẻ như thật sự hiện hữu vậy.

Hãy nhìn vào toàn bộ sự hiện hữu trên thế gian theo cách này. Tất cả mọi thứ là như thế cả: cái Tôi của bạn, các uẩn, đối tượng của các căn, luân hồi, niết bàn. Cách mọi thứ – chủ thể, hành vi, khách thể, tất cả các đối tượng của lục căn – thật sự hiện hữu như thế nào thì vô cùng vi tế.

Sự vật không phải là cái tên của nó

Bạn hãy nhìn vào bản chất của mọi vật bằng cách này. Cái tên được đặt cho một sự vật, rồi tiếp theo, sự vật đó cũng được gán tên lên trên một sự vật khác nữa. Theo bản tính tự nhiên, tất cả chỉ được định danh mà thôi. Theo cách này, tất cả tựa như một ảo giác. Chẳng có điều gì tồn tại từ chính phía nó cả, nhưng chúng đều có vẻ như đang tồn tại bằng cách này vậy.

Chúng ta đặt tên “các uẩn” cho một sự vật, bởi vì sự vật đó là một cái gì không phải là các uẩn. Trước tiên, bạn nghĩ đến một lý do, rồi một cái tên nào đó được tâm bạn đặt ra; nếu không như thế, nếu không có lý do nào, thì không có cách nào để áp dụng cái tên. Với năm uẩn, trước hết, bạn nghĩ ra những lý do, đặc tính và chức năng của mỗi uẩn; rồi bạn đặt tên “sắc” cho uẩn có màu sắc, hình dáng và hữu hình. Tương tự như vậy, bạn đặt tên thọ, tưởng, hành, thức.

Ta hãy xem thức, thí dụ vậy. Vì chức năng suy nghĩ về ý nghĩa của một vật thể và phân biệt nó với những vật thể khác, hiện tượng này được gọi là “tâm thức”, hay “tâm”. Hiện tượng này thực hiện những chức năng như ghi nhớ sự tiếp xúc với các đối tượng của các căn (qua cái thấy, nghe và vân vân), mang theo những dấu ấn và tiếp nối từ đời này sang đời khác, được gọi là “thức”.

Hoặc là, trước khi bạn đặt tên “đây là ba tôi” cho một người trong một nhóm người, bạn nghĩ về các lý do, hình dáng, thân thể của ông và mối liên hệ đối với bạn. Bằng cách ghi nhớ người đàn bà có một hình dáng đặc thù và mối quan hệ đặc biệt nào đó với bạn, giữa hàng trăm người, bạn đặt tên cho hình dáng đó là “mẹ”. Điều này cũng tương tự như vậy khi bạn nói, “đây là kẻ thù của tôi” và “đây là bạn tôi”.

Chúng ta cũng có thể nhìn những vấn đề của mình theo cách này. Đầu tiên, nếu không có người đặt tên “đây là bệnh AIDS” và rồi tin vào cái tên này, thì trước đó không hề có AIDS. Chỉ đặt tên thôi chưa đủ, ta còn cần sự tin tưởng vào cái tên nữa. Trước khi vị y sĩ đầu tiên nào đó đặt tên “AIDS” và tin vào nó thì không hề có AIDS. Rồi những người khác tin vào cái tên đó của vị y sĩ này, họ cũng dùng danh từ “AIDS” và tin vào cái tên ấy. AIDS đơn giản là như thế đó.

Tựa như nền tảng của cái bàn, những bộ phận của nó không phải là bàn, và các uẩn không phải là con người, bệnh tật ấy không phải là AIDS. Nếu như bệnh này tự nó là AIDS thì tại sao chúng ta cần phải gọi thêm nó là AIDS chi nữa? Tại sao ta cần phải đặt thêm tên “AIDS” cho AIDS làm gì? Không có lý do gì để đặt thêm tên “bàn” cho cái bàn, bởi vì để có một mục đích để đặt tên “bàn”, bạn phải đặt cái tên “bàn” cho một vật gì không phải là bàn. Nói một cách khác, nếu sự vật đã là bàn, thì tại sao bạn lại đặt thêm tên “bàn” cho cái bàn nữa? Làm như vậy chỉ là dư thừa thôi.

Mỗi khi ta đặt tên cho bất cứ thứ gì, ta đặt tên cho một vật gì đó không phải là cái tên của nó – nếu không thì sự việc sẽ trở thành phi lý. Hãy chọn một đứa bé tên là Behram Singh. Nền tảng sự vật là các uẩn của đứa bé, sự liên hệ giữa thân và tâm. Nếu các uẩn này đã là Behram Singh từ đầu rồi thì tại sao cha mẹ của đứa bé phải đặt tên cho chúng làm gì nữa? Tại sao cha mẹ phải suy nghĩ và đặt cho đứa bé cái tên Behram Singh? Nếu thực thể của đứa bé đã tự nó là Behram Singh rồi thì tại sao cha mẹ nó phải đặt tên cho nó làm gì nữa? Họ sẽ không cần làm như vậy nếu cái tên đã có sẵn nơi đứa bé rồi. Cha mẹ đặt cho đứa con cái tên “Behram Singh” là vì thực thể của đứa bé không phải là Behram Singh. Đây là lý do mà họ đặt “Behram Singh” cho cái thực thể ấy.

Nếu như nền tảng của sự vật, nơi mà buổi thuyết pháp đang diễn ra, tự nó đã là Viện Phật Học Root, thì ta sẽ không có nhu cầu đặt tên “Viện Phật Học Root” cho nó làm gì. Người ta đặt cái tên “Viện Phật Học Root” cho một thực thể không phải là Viện Phật Học Root. Điều này tương tự với thí dụ về bệnh AIDS. Sự vật, tức căn bệnh, không phải là AIDS; nó chỉ là một thực thể thôi. Thế thì AIDS là gì? AIDS là một nhãn hiệu. Cái tên và nền tảng của sự vật không phải là một. Các uẩn và Tôi không là một; chúng khác nhau. Chúng không tách rời nhau, nhưng chúng khác nhau, không phải là một.

Điều này cũng tương tự đối với bệnh AIDS. Thế thì AIDS là gì? Nó khác biệt với thực thể của căn bệnh. Trên thực tế, AIDS không phải là AIDS mà người ta cho là chân thật từ chính phía nó. Không hề có một bệnh AIDS như vậy. Nó hoàn toàn không có tự tánh và chỉ hiện hữu bằng cái tên mà thôi. Bạn hãy thiền quán về tánh Không của ung thư và những căn bệnh khác theo phương pháp này.

Một cái tên không thể nào nảy sinh ra mà không cần ta phải suy nghĩ đến những lý do trước đó cả. Sau khi nhìn thấy một hình tướng nào đó, bạn sẽ đặt một cái tên nào đó cho nó. Khi ta định danh một thứ gì, ta sẽ nghĩ đến những đặc tính của sự vật hay con người đó, rồi ta mới đặt tên cho nó. Nền tảng của sự vật đến trước. Ta nghĩ đến hay nhìn thấy nền tảng sự vật trước, rồi mới đặt một cái tên cho nó. Sự tiến hóa này chứng minh rằng nền tảng của sự vật không phải là cái tên của nó, vì cái tên đến sau. Nếu nền tảng sự vật là cái tên, thì thật là điên rồ nếu ta lại đặt thêm tên cho nó một lần nữa. Ta sẽ không có lý do gì để đặt tên cho nó nữa. Bạn sẽ chỉ làm việc dư thừa mà thôi.

Một cách đơn giản khác để thiền quán về tánh Không là nghĩ về sự vật và cái tên

là hai điều khác nhau. Đây là một phương pháp thiết yếu và rõ rệt để ta có một chút cảm giác về tánh Không. Bạn hãy thực tập sự ý thức về điều này.

Tánh Không của năm uẩn

Các uẩn không phải là Tôi; Tôi chẳng là gì cả ngoài một cái tên được gán lên các uẩn. Thế thì Tôi không có tự tánh, hoàn toàn vô tự tánh. Khi ta nói “các uẩn”, nhưng nền tảng sự vật không phải là các uẩn, vậy các uẩn là gì? Các uẩn chẳng là gì cả ngoài một sự định danh, nên chúng cũng hoàn toàn không có tự tánh.

Bạn hãy xét từng uẩn một. Nền tảng sự vật mà ta gọi là “sắc” không phải là sắc, thế thì sắc là gì? Nó không là gì cả ngoài một sự định danh. Thế nên sắc cũng hoàn toàn không có tự tánh.

Rồi đến cảm thọ. Nền tảng sự vật mà ta gọi là “thọ” không phải là thọ, thế thì thọ là gì? Nó chẳng là gì ngoài một điều được đặt tên. Thế nên thọ cũng hoàn toàn không có tự tánh.

Rồi đến tưởng. Cũng như thế, thực thể mà ta gọi là “tưởng” không phải là tưởng, thế thì tưởng là gì? Nó chẳng là gì ngoài một điều được định danh.

Rồi đến hành. Hành bao gồm tất cả những hiện tượng vô thường còn lại không thuộc về các uẩn sắc, thọ, tưởng và thức. Các hiện tượng như các tâm sở phụ, con người, các dấu ấn lưu lại, thời gian và vân vân, được bao gồm trong uẩn hành này.

Cũng như thế, nền tảng mà ta gọi là “hành” không phải là hành, thế thì hành là gì? Nó chẳng là gì cả ngoài một sự định danh. Thế nên hành hoàn toàn không có tự tánh.

Thực thể mà ta gọi là “thức” không phải là thức, thế thì thức là gì? Định nghĩa mà tôi đưa ra trước đây là nền tảng của sự vật, nhưng nó không phải là cái tên “thức”. Trong tâm ta, sự vật và cái tên có vẻ bị lẫn lộn với nhau, hay chỉ là một. Đó là tiêu đề cần được phản bác, tiêu đề mà ta phải thực chứng rằng nó không có tự tánh, vì nó thật sự không có tự tánh trên thực tế. Trong tâm ta, chúng xuất hiện như một. Sự vật và cái tên không có vẻ khác nhau, nhưng trên thực tế, chúng khác nhau.

Một lần nữa, những đặc điểm và chức năng đặc thù của thức là nền tảng của sự vật, thế thì thức là gì? Nó chẳng là gì ngoài một điều được đặt tên. Thí dụ như cái Tôi đi đứng, ăn, ngủ, ngồi, xây nhà, nhưng không có nghĩa cái Tôi là các uẩn. Lý luận tương tự cũng có thể được áp dụng đối với thức. Thức thực hiện chức năng nhận biết các đối tượng và vân vân, nhưng nó không là gì cả ngoài một cái tên được đặt cho một nền tảng sự vật, với những đặc tính và chức năng đặc thù nào đó. Cũng như sự hoạt động của các uẩn được đặt cho cái tên “Tôi đang làm công việc này và việc kia”, những hành động

của sự vật này được xem như “thức”. Cũng như tất cả các uẩn khác, thức hoàn toàn không có tự tánh.

Tánh Không của sáu đối tượng giác quan (lục trần)

Đầu tiên là sắc. Cũng như thế, sự vật không phải là sắc, sắc là điều gì khác biệt với sự vật. Thế thì sắc là gì? Cũng như thế, nó chẳng là gì ngoài một điều được định danh, vì vậy sắc cũng hoàn toàn không có tự tánh. Tất cả những gì ta gọi là “sắc” đều hoàn toàn không có tự tánh.

Trong tâm ta, sắc không thể tách rời sự vật; nó là một với sự vật. Nếu ta nhìn một thanh tre, ta sẽ gọi thanh tre này là “sắc”, nhưng đối với ta thì sự vật, tức là tre, và sắc không thể tách rời nhau. Chúng ta thấy sự vật và sắc là một, hòa lẫn với nhau. Đó là tiêu đề ta cần phải bác bỏ. Ta không nhận thức được sự biểu lộ của hiện hữu chân thật: ta không chỉ nhìn thấy sắc đơn giản xuất phát từ sự định danh mà ta còn thấy sắc tự hiện hữu từ phía nó nữa.

Khi ta nhìn thấy và nghĩ đến cây tre, đối với tâm ta, sự vật và tre hiện ra như nhau. Tôi không muốn đề cập đến những người mà đối với họ sự hiện hữu chân thật không còn có mặt nữa; tôi đang nói về những ai không thấy được sự vật và tre khác nhau. Vì thế nên tiêu đề cần phải bác bỏ mới xuất hiện.

Khi chúng ta thấy một sắc tướng, trên thực tế, ta thấy sự vật, nhưng ta không nhìn thấy sắc, vì nó chỉ là một cái tên. Sự vật không phải là sắc, một điều chỉ hiện hữu qua sự đặt tên. Thế thì sắc là gì? Nó chẳng là gì cả ngoài một sự định danh; vì vậy sắc hoàn toàn không có tự tánh.

Rồi đến thanh. Cũng như trên, nó có một thực thể mà ta cho là âm thanh thú vị, không thú vị, lời khen, tiếng chê. Cũng như trên, những hiện tượng mà ta gọi là “âm thanh” không phải là âm thanh. Thế thì thanh là gì? Nó chẳng là gì cả ngoài một điều do tâm đặt tên. Cũng như thế, thanh hoàn toàn không có tự tánh.

Kế đến là hương. Đối tượng của khứu giác được gọi là “hương”. Đó là một hiện tượng, không phải là cái tên “hương”. Chúng ta đặt tên “hương” cho những gì mũi ta ngửi được, cái mà những giác quan khác không kinh nghiệm được. Đó là một hiện tượng, không phải là cái tên, một sự hiện hữu chỉ có bằng sự đặt tên “hương” mà thôi. Thế thì hương là gì? Hương chẳng là gì ngoài một điều do tâm ta đặt để ra. Cũng như thế, hương hoàn toàn không có tự tánh.

Đối với vị cũng thế. “Vị” được đặt tên cho những kinh nghiệm mà lưỡi nếm được, nhưng các giác quan khác không kinh nghiệm được. Thực thể của sự vật không phải là vị, thế nên vị chỉ là một cái tên. Thế vị là gì? Nó chẳng là gì ngoài một điều do tâm ta

đặt ra, vì vậy vị hoàn toàn không có tự tánh.

Xúc cũng như thế. “Xúc” được đặt tên cho những kinh nghiệm của thân thể xảy ra bằng sự xúc chạm, những gì mà các giác quan khác không kinh nghiệm được. Cũng như trên, xúc chỉ là một điều do tâm thức ta tạo ra, thế nên xúc cũng hoàn toàn không có tự tánh.

Tánh Không của Tứ Diệu Đế

Nỗi khổ thật sự (Khổ đế) – tức ba loại khổ: khổ vì đau khổ, khổ vì thay đổi và nỗi khổ bao trùm khắp nơi – chỉ là do tâm ta đặt tên ra mà thôi. Vì vậy chân khổ hoàn toàn không có tự tánh. Điều này tựa như chẳng hề có chân khổ.

Nguyên nhân thật sự tạo ra khổ (Tập đế) được quy gán cho nghiệp và vọng tưởng. Vì vậy, nguyên nhân thật sự của khổ hoàn toàn không có tự tánh, tựa như chúng không hề hiện hữu.

Sự tận diệt chân thật của khổ (Diệt đế), hay sự giải thoát, giòng tâm thức được tịnh hóa khỏi các vọng tưởng chướng ngại, chẳng là gì cả ngoài sự quy gán của tâm ta. Thế nên diệt đế hoàn toàn không có tự tánh, tựa như nó không hề tồn tại.

Con đường chân thật (Đạo đế) được đặt tên cho trí huệ thực chứng tánh Không. Vì đạo đế chẳng là gì cả ngoài một điều do tâm quy gán, cũng như thế, đạo đế hoàn toàn không có tự tánh và chẳng hề hiện hữu từ chính phía nó.

Tất cả những điều này – khổ đế, tập đế, diệt đế và đạo đế – chẳng là gì cả ngoài những điều do tâm quy gán; vì thế chúng hoàn toàn không có tự tánh và chẳng hề hiện hữu từ chính phía chúng.

Khi bạn thiền quán về Tinh Túy Trí Huệ Bát Nhã, hãy quán từng uẩn một và từng đối tượng của căn (tức lục trần). Hãy thiền quán từng điểm một. Hãy áp dụng lý luận rằng mỗi một đối tượng đều không có tự tánh, vì chúng chỉ hiện hữu bằng sự quy gán của tâm mà thôi. Phương pháp này sẽ tự động giúp bạn cảm nhận được rằng chúng không có tự tánh. Hãy tập trung vào tánh Không. Bạn càng hiểu ý nghĩa của sự quy gán, của tánh duyên khởi vi tế hơn thì bạn càng thấu hiểu tánh Không sâu sắc hơn nữa.

Sự việc là như thế. Khi ta hành trì nhận thức về tánh Không, đó là cả một thế giới khác. Khi ta không nhận biết được thực tại thì ta sống trong một thế giới khác, với một cái Tôi thật sự hiện hữu, trải qua một cuộc đời thật sự hiện hữu, trong một thế giới thật sự tồn tại. Khi ta không nhìn thấy thực tại, ta sống như có một cái Tôi thật sự hiện hữu (tuy nó chẳng hề tồn tại), với các uẩn thật sự hiện hữu (tuy chúng chẳng hề hiện hữu), và các trần thật sự tồn tại như sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp (tuy chúng chẳng hề tồn tại).

Ta tin vào một khổ đế thật sự tồn tại (tuy nó chẳng hề hiện hữu) và nguyên nhân tạo khổ thật sự tồn tại (tuy nó chẳng hề tồn tại). Ta nghĩ về nghiệp tiêu cực có thật từ phía nó (tuy nó chẳng hề tồn tại), sự giải thoát thật từ phía nó (tuy nó không hề hiện hữu) và đạo đế thật mà ta đang thiền quán (cũng chẳng hề tồn tại).

Hãy tỉnh thức về thực tại trong mọi lúc

Bồ Tát Togme Zangpo nói: “Mặc dù tôi có thể ngồi trên pháp tòa và thuyết giảng thật nhiều về tánh Không, nhưng nếu có ai chỉ trích hay khen ngợi tôi một chút, tâm tôi sẽ nổi điên lên. Mặc dù tôi có thể nói những lời như “chẳng có điều gì có sự hiện hữu chân thật cả”, nhưng sự thích thú và bất toại nguyện vẫn phát sinh vì đôi lời khen ngợi hay chỉ trích. Thế thì chẳng có một sự hành trì nào được xem là đường tu Trung Đạo cả.”

Bạn có thể trì tụng thuộc lòng và giải thích toàn bộ giáo pháp Trung Quán Luận một cách xuất sắc – đó là tất cả giáo pháp về tánh Không của Nagarjuna, về tuệ giác cao siêu của Lama Tsongkhapa, về Trí Huệ Bát Nhã – toàn bộ giáo pháp về Trí Huệ Siêu Việt, nhưng trong đời sống hàng ngày, nếu có ai nói điều gì tiêu cực hay tích cực một chút về ta, một chút chỉ trích hay khen ngợi, tâm ta bị chao đảo ngay lập tức. Ta chẳng có sự vững chãi nào cả, ta sẽ có sự ưa thích hay không ưa thích ngay tức thì. Nếu như đây là điều xảy ra cho tâm ta trong đời sống hàng ngày, thì ta sẽ chẳng có được một mảy may nào của sự hành trì trong chánh kiến cả.

Hãy ý thức rằng tất cả những sự vật “thật” có vẻ hiện hữu từ phía chúng đều không có tự tánh. Hãy hiểu rằng chúng đều là ảo tưởng, nghĩa là chúng đều không có tự tánh. Tóm lại, tất cả các hiện tượng nhân quả đều vô thường và không có tự tánh.

Khi bạn không áp dụng ý thức về điều này trong đời sống hàng ngày, tâm bạn sẽ chứa đầy vọng tưởng và các ý niệm sai lầm, như một thành phố bị ngập lụt. Những ý nghĩ, biểu hiện sai lầm và tà kiến sẽ chiếm hữu tâm bạn.

Khi nào tâm bạn vẫn còn đầy những ý niệm sai lầm thì bạn sẽ không có an lạc thật sự. Cuộc đời sẽ trôi qua trong ảo tưởng. Ảo tưởng cơ bản là ta không thể xem vạn pháp như huyễn. Những ai chưa chứng ngộ tánh Không và không thể xem vạn pháp như huyễn thì không chỉ thấy mọi việc hiện hữu thật sự, dù đó là một ảo tưởng, mà còn vấp phải vấn đề cơ bản là bám chấp vào mọi sự như thể chúng là thật vậy. Ý niệm sai lầm này, sự vô minh này, là nguồn gốc của tất cả những mê lầm khác, và chúng khởi động nghiệp lực; nghiệp lực lại là những hạt giống trong tâm ta và chúng là nguyên nhân của luân hồi.

Cũng như thế, tâm vô minh tin rằng sự vật hiện hữu từ phía chúng nên liên tục trói buộc bạn vào luân hồi, để rồi bạn phải nếm trải cả ba loại khổ từ kiếp này sang kiếp

khác. Bên cạnh đó, nó ngăn cản sự thành tựu giải thoát và giác ngộ của bạn, cũng như cản trở khả năng hoàn thành ước nguyện của tất cả chúng sanh bằng cách đưa họ đến niềm phúc lạc vô biên của sự giác ngộ viên mãn.

Nếu cứ tiếp tục đi theo vô minh thì bạn và những người khác sẽ không hề có một chút lợi lạc nào, mà chỉ nhận lấy tai hại mà thôi. Tin tưởng vào tâm vô minh là một điều vô cùng ngây thơ, vì trên thực tế, chẳng hề có các pháp thật sự tồn tại. Trên bản chất, mỗi một sự hiện hữu đều không có tự tánh. Tất cả mọi sự đều không có sự hiện hữu thật thụ, thế nên nếu chỉ vì sự vật hiển bày như nó thật sự tồn tại mà tâm bạn cũng chấp nó là thật thì đó chỉ là một điều hoàn toàn vô lý mà thôi. Điều này vô nghĩa, không cần thiết và có rất nhiều nhược điểm. Những tác hại mà vô minh gây ra cho bạn thì to lớn vô cùng.

Không có lý do gì để bạn đi theo sự vô minh, một tâm thức cho rằng mọi thứ tồn tại một cách thực thụ và tin vào sự biểu hiện của hiện hữu chân thật. Ta cũng không có lý do gì để cho phép những ý tưởng phân biệt của chấp thủ và sân hận phát khởi cả.

Không có cái Tôi để ưu ái

Vì trên thực tế, cái Tôi hoàn toàn không có tự tánh, nên ta chẳng có gì để ưu ái cả. Bạn hãy xem cái Tôi như không có tự tánh, rồi kiểm chứng xem bạn có một đối tượng nào để ưu ái hay không. Bởi vì cái Tôi hiện hữu đó chỉ là một sự quy gán, nên chẳng có gì để bạn ưu ái hay bám chấp vào cả. Nếu bạn xem xét kỹ, tâm ái ngã là một điều hoàn toàn ngu muội và chỉ tạo ra vấn đề cho bạn mà thôi. Mặc dù bạn không muốn có vấn đề, bạn lại tạo ra thêm khó khăn cho chính mình.

Ái ngã là một sự độc tài chuyên chế. Nó là một sự chuyên chế cốt ý làm lợi cho bản ngã, nhưng chỉ mang đến kết quả là vấn đề và thất bại mà thôi. Nó chẳng hợp lý chút nào. Bạn hãy tự kiểm chứng xem, “Tại sao tôi lại tự ưu ái mình như vậy? Tại sao tôi nghĩ rằng mình quan trọng hơn tất cả vô lượng chúng sanh khác? Tại sao tôi nghĩ rằng mình vô cùng quý giá?” Tâm ái ngã chẳng có một lý do chính đáng nào cả. Mặc dù ta có thể đưa ra nhiều lý do vì sao ta nên ưu ái tha nhân, nhưng ta không thể nào tìm được một lý do nào để ta nên ưu ái tự ngã của mình cả.

Cái Tôi chẳng có gì quan trọng hay quý giá cả. Cũng như bạn, các chúng sanh khác cũng muốn được hạnh phúc và không muốn đau khổ. Chúng sanh thì vô số kể; còn bạn thì chỉ là một cá nhân mà thôi. Sự quan trọng của riêng bạn hoàn toàn biến mất khi bạn nghĩ đến vô lượng chúng sanh khác. Bạn chẳng là gì cả. Nếu như bạn sinh vào địa ngục thì bạn cũng chỉ là một cá nhân thôi, chẳng có gì đáng buồn cả. Nếu như bạn được giải thoát khỏi luân hồi thì bạn cũng chỉ là một người mà thôi, chẳng có gì để đáng vui mừng cả. Khi bạn nghĩ về vô lượng chúng sanh, như bạn, họ cũng muốn được hạnh phúc và không muốn khổ đau, thì bạn hoàn toàn không đáng kể.

Vì thế, trong đời bạn, không có điều gì đáng làm ngoại trừ phục vụ cho tha nhân và trân quý họ. Với thái độ này, bạn phục vụ cho chúng sanh bằng thân, ngữ và ý của mình. Trong cuộc sống của bạn, không có điều gì quan trọng hơn điều này cả.

Từ Cánh Cửa Mãn Nguyện của Lama Zopa Rinpoche, Wisdom Publications.

11. Thương mến tha nhân

Lama Zopa Rinpoche

Hoán chuyển ngã tha

Ý tưởng về bồ đề tâm thật không thể nghĩ bàn! Nó khiến cho tất cả những công việc nào không liên quan đến việc làm lợi lạc cho chúng sanh trở nên buồn chán và bất toại nguyện. Ta thật sự sẽ không còn hứng thú hay thưởng thức được đời sống của mình, ngoại trừ công việc đầy ý nghĩa này. Tất cả mọi thứ khác sẽ trở nên vô nghĩa, trống rỗng và không có thực chất.

Hạnh phúc và sự thỏa mãn thật sự bắt đầu khi bạn sống một cuộc đời vì tha nhân. Bạn nhập thất vì người khác, thực hành Pháp vì người khác, học hành vì người khác, làm việc trong văn phòng vì người khác và nấu ăn vì người khác. Khi thái độ của bạn được chuyển hóa, bạn sẽ làm tất cả mọi việc vì người khác, làm lắng dịu nỗi khổ của họ và đem lại hạnh phúc cho họ, trong tim bạn sẽ có một sự thỏa mãn và bình an thật sự.

Khi bạn chỉ tự thương mình, chỉ nghĩ đến mình thôi - “Làm thế nào để mình có được hạnh phúc? Làm sao để mình thoát khỏi mọi vấn đề nan giải?” - thì trong tim bạn không có hạnh phúc thật sự, mà chỉ có lo âu và sợ hãi mà thôi. Bạn chỉ thấy toàn những vấn đề, và tâm bạn không còn thoải mái nữa. Nhưng trong khoảnh khắc tiếp theo, nếu bạn chuyển hướng sự lo lắng của bạn đến chúng sanh khác – cho dù đó chỉ là một chúng sanh duy nhất mà thôi – bỗng nhiên trái tim bạn thoát ra khỏi tâm ái ngã, như tay chân được thoát khỏi gông xiềng.

Ngay khi đối tượng lo lắng của bạn chuyển từ bản thân mình sang người khác, trái tim bạn đã thoát khỏi sự trói buộc của những ý tưởng tràn đầy ái ngã. Ngay khi bạn thay đổi đối tượng thương yêu, sự bình an sẽ tự nhiên có mặt trong đáy lòng bạn. Ngay từ giây phút tâm bạn chuyển hướng từ ái ngã sang ái tha, bạn đã có sự giải thoát, tự do, thoát khỏi sự ràng buộc chặt chẽ của tâm vị kỷ.

Nhận thức rằng những thảm cảnh được tạo ra từ những vọng tưởng trong chính tâm thức bất kham của mình, các hành giả tu tập Pháp xử dụng những hoàn cảnh này để tiêu diệt những vọng tưởng của chính họ. Bạn không cần phải chấp nhận những gì tư tưởng ái ngã mang đến cho bạn. Bạn có thể nhận những khổ đau và vấn đề của người khác cho chính bạn. Thay vì đổ lỗi cho người khác để bạn cảm thấy vui vẻ và thoải mái, thay vì để cho người khác gánh lấy đau khổ, mất mát, bất hạnh, khó khăn, tiếng xấu, chỉ trích, chịu sự trừng phạt hay bất cứ điều gì, bạn hãy tự gánh vác hết những khó khăn này và trao tặng vinh quang cho người khác. Đây chính là giáo pháp thực tiễn hoán chuyển ngã tha của Đại thừa, từ bỏ chính mình và thương yêu người khác.

Ở đây, bạn trao trả lại cho tâm ái ngã những vấn đề mà nó đã tạo ra cho bạn trước

đó. Bằng cách này, bạn dùng chính những vấn đề của mình để tiêu diệt nguồn gốc của nỗi khổ, những vọng tưởng và mê tín của chính mình. Như trong Lama Chopa đã viết: “Xin gia hộ cho con thấu hiểu rằng căn bệnh ái ngã kinh niên của con là cánh cửa dẫn đến mọi nỗi khổ và giúp cho con có thể quy mọi trách nhiệm cho tâm ái ngã, hầu tiêu diệt được con yêu quái ái ngã khổng lồ này.”

Tâm ái ngã là cội nguồn của mọi kinh nghiệm bất toại ý và những chướng ngại như bệnh tật hay thất bại trong công việc, học hành hay việc tu tập Pháp. Đi theo tâm ái ngã sẽ chỉ mang lại bao nhiêu vấn đề và thất bại. Thay vì đổ lỗi cho hoàn cảnh bên ngoài hay nuôi dưỡng trong lòng những nguy hại do tâm ái ngã tạo ra, ta hãy dùng chúng để “tiêu diệt con yêu quái ái ngã khổng lồ ấy”. Bạn không chỉ quy mọi trách nhiệm cho tâm

ái ngã, mà bạn còn trả lại cho nó tất cả những vấn đề của mình, dùng chúng như là y dược để chữa bệnh ái ngã, mê tín và ảo vọng kinh niên.

Xử dụng vấn đề để tiêu diệt tâm ái ngã

Để đạt được hạnh phúc rốt ráo, ta phải tiêu diệt những vọng tưởng của mình. Phật pháp, đường tu, đức Phật, đạo sư chẳng hạn, là những phương pháp giúp ta tiêu diệt các vọng tưởng, làm thương tổn tâm ái ngã và điều phục tâm mình.

Nhận lãnh lời phê phán, sự bất kính hay đối xử tồi tệ của người khác cũng làm tổn hại tâm ái ngã và mối bận tâm về các pháp thế gian của bạn. Điều này không có gì xấu xa, mà đúng ra còn tốt nữa. Vì vậy, làm thương tổn tâm ái ngã và những mối bận tâm thế gian của bạn chính là việc thực hành Pháp.

Thông thường, trong đời sống hàng ngày, ta xem một người đối xử tồi tệ với mình là một điều tiêu cực, nhưng thật ra đó là một điều tích cực. Nó trở thành một liều thuốc chữa trị tâm vị kỷ và những mối bận tâm thế gian của mình. Người đối xử tệ hại với ta đang giúp ta tiêu diệt những ảo tưởng, tâm ái ngã, các mối bận tâm thế gian và tham ái, giống như Pháp đang giúp ta vậy. Bằng cách làm điều gì đó trái ngược với ý muốn của ta, người kia đang quấy rầy sự thoải mái mà ta đang theo đuổi trong những mối bận tâm thế gian, vì thế, họ làm tổn hại chúng. Điều này cũng giống như là Pháp. Hành động của họ trở thành liều thuốc thật sự để chữa trị căn bệnh nội tâm kinh niên thật sự mà ta đã có từ vô thủy – chứng bệnh kinh niên của tâm tam độc (tham sân si).

Sự việc cũng tương tự như vậy đối với bất cứ vấn đề hay hoàn cảnh bất hạnh nào mà bạn trải qua, như căn bệnh ung thư hay AIDS, vì chính chúng là hậu quả của việc đi theo tâm ái ngã và tam độc, trong kiếp này hay những kiếp trước. Tâm ái ngã thì không mong muốn những bệnh tật này; vì vậy, một lần nữa, chúng giống như y dược, như đường tu, như Pháp.

Nếu bạn nhìn những người đối xử tệ hại với bạn, hay những hoàn cảnh bất hạnh

như bệnh tật một cách tiêu cực thì chúng sẽ không giúp ích cho bạn chút nào cả, mà chỉ làm hại bạn và người khác thôi. Hãy xem chúng như là những điều tích cực, như cách tịnh hóa nghiệp cho chính mình. Chúng giúp cho bạn hết sạch những nghiệp xấu ác nặng nề ngay bây giờ, thay vì khiến bạn trải qua thống khổ trong các tầng địa ngục qua hàng trăm đời kiếp.

Thay vì thấy rằng tất cả những gì làm tổn thương tâm ái ngã và những bận tâm thế gian của bạn là điều tiêu cực, hãy xem chúng là điều tích cực. Hãy dùng chúng để tiêu diệt những ảo vọng của bạn, để đạt được giải thoát và giác ngộ. Bằng cách này, dù cho bạn có tìm ra một giải pháp cho vấn đề của bạn hay không – đặc biệt là nếu không có giải pháp nào cả – thì bạn vẫn có thể làm cho vấn đề của mình có ý nghĩa, khi bạn phải đối phó với nó.

Một bài pháp về chuyển hóa tâm đã nói rằng, “Khổ đau là cây chổi quét sạch nghiệp tiêu cực và các nghiệp chướng.”. Sự trải nghiệm qua khó khăn là cây chổi, là máy hút bụi, quét sạch những nghiệp tiêu cực và nguyên nhân tạo ra vấn đề.

Bài pháp này cũng nói, “Bệnh tật cũng là cây chổi quét sạch nghiệp tiêu cực và u minh.” Bệnh tật được dùng như một thí dụ – nhưng thật ra ta có thể áp dụng quan điểm này cho bất cứ vấn đề nào khác. Những khó khăn trong đời sống có thể trở thành lời giáo huấn của đức Thế Tôn. Nếu bạn xem các vấn đề là điều tích cực thì bạn có thể xử dụng chúng để tiêu diệt tư tưởng ái ngã của mình.

Trong pháp tu Chod, bạn cố tình tạo ra một bối cảnh kinh hoàng và cầu khẩn các vong linh khủng khiếp hiện đến để tiêu diệt bản ngã của mình. Đối với những hành giả có chứng ngộ cao cấp đã thành tựu trong pháp tu Chod này, họ rất dễ dàng nhận ra tiêu đề cần phải phản bác, đó là cái tôi thật sự hiện hữu. Nếu bạn có thể nhận ra tiêu đề này càng nhanh chừng nào, thì bạn sẽ có thể chứng ngộ được bản chất tối hậu, tánh Không của cái tôi và các uẩn v.v.. càng nhanh chừng nấy.

Tuy nhiên, bạn không nhất thiết phải dựa vào Chod để tạo ra một bối cảnh khiến bạn cố gắng chứng ngộ tánh Không. Bất cứ hoàn cảnh khó khăn nào khác – như bị bệnh, bị phê phán hay bị người nào hãm hại – cũng đều tương tự như pháp tu này. Những người làm phiền bạn trong đời sống hàng ngày cũng giống như các vong linh mà bạn van xin họ quấy nhiễu bạn, như khi bạn đang thực hành Chod vậy. Thay vì dùng những người khó chịu này để phát triển tâm sân hận hay ganh ghét, tạo ra nghiệp tiêu cực, bạn có thể xử dụng họ để nhận ra tiêu đề cần được phản bác và chứng ngộ tánh Không. Bạn có thể dùng những hoàn cảnh thường ngày mà bạn đang có để chứng ngộ tánh Không và thực hành bồ đề tâm, điều này có nghĩa là diệt trừ tâm ái ngã.

Bởi vì những ai làm phiền bạn là họ đang tiêu diệt tâm ái ngã và những ảo tưởng khác của bạn, giống như Pháp, Phật và đạo sư của bạn đang làm, vì vậy, thật ra họ không

hề hại bạn, mà đúng là đang giúp bạn. Giống như một tấm kiếng, họ chỉ cho bạn những lỗi lầm của mình và vì vậy, đã giúp bạn bằng cách thiết thực nhất. Bằng cách chỉ cho bạn thấy những ảo tưởng của bạn và giúp bạn loại bỏ chúng, bằng cách tiêu diệt ảo tưởng và những mối bận tâm thế gian như thế này, họ đang trao cho bạn niềm hạnh phúc rốt ráo.

Bằng cách tiêu diệt tâm ái ngã của bạn, những người này trao tặng cho bạn sự giác ngộ, vì chướng ngại chủ yếu trong việc thành tựu giác ngộ là tư tưởng ái ngã, và chướng ngại chính trong việc thành tựu giải thoát là sự tham ái, nó trói bạn vào vòng luân hồi. Về mặt điều phục tâm, người nào tiêu diệt được những mối bận tâm thế gian của bạn sẽ là một vị thầy vô cùng cao cả và quý báu như đức Phật vậy. Bằng cách khiến cho bạn phát khởi con đường tu tập trong tâm bạn, họ đã tạo cơ hội để bạn thành tựu giác ngộ. Người này thật là quý báu như Phật đà, như Pháp bảo.

Trong khi người này quý giá và tử tế đến như vậy, họ không cần có một động lực nào để làm lợi lạc cho bạn hết. Thí dụ như trí huệ chứng ngộ tánh Không chấm dứt những ảo tưởng của bạn; nhưng trí huệ này không hề có động lực trợ giúp bạn. Thuốc men cũng quý giá, bởi vì nó chữa bệnh, nhưng nó không hề có động lực giúp đỡ ai cả.

Bạn không yêu mến bản thân mình vì bạn tử tế với chính bạn. Đây không phải là lý do của bạn. Thế thì khi bạn thương mến người khác, cũng không cần thiết là người kia phải tử tế với bạn nữa. Tại sao bạn không thương mến tha nhân như cách mà bạn thương yêu chính mình? Tại sao bạn không thương mến kẻ thù của bạn, người đã giúp bạn thực hành Pháp, tạo lập ra con đường tu tập và thành tựu giác ngộ? Người này vô cùng quý giá, giống như vị đạo sư của bạn, như đức Phật và Giáo Pháp vậy. Có vô lượng lý do vì sao bạn nên thương mến một người như vậy.

Tha nhân thì vô lượng

Bạn chỉ là một cá nhân thôi. Nếu bạn tái sanh vào địa ngục, thì cũng chỉ là một người sa vào địa ngục mà thôi. Nếu bạn thành tựu được giải thoát ra khỏi luân hồi, thì cũng chỉ là một cá nhân thoát khỏi luân hồi mà thôi – không có gì đáng để phấn khởi cho lắm. Còn vô lượng chúng sanh – những ai được ta gọi là “tha nhân” - họ cũng giống như bạn, muốn được hạnh phúc và không muốn đau khổ. Ước nguyện của họ cũng giống như mong ước của bạn, nhưng họ thì nhiều vô số kể. Mỗi một người họ đều quan trọng và quý giá như bạn tự nghĩ về bạn; và những người này thì nhiều vô số kể. Còn bạn, chỉ là một cá nhân thôi, nên hoàn toàn không đáng kể. Bạn chẳng là gì cả khi phải so sánh với vô lượng chúng sanh khác vô cùng quý giá và quan trọng. Bạn thật chẳng có gì là quý giá, chẳng quan trọng gì cả.

Nếu như có thêm hai người nữa thì con số này đông hơn một mình bạn, vì vậy họ sẽ quan trọng hơn bạn. Nó giống như sự khác biệt giữa 1 rupee (tiền Ấn Độ) và 2 rupees vậy: 2 rupees thì có nhiều giá trị hơn 1 rupee. Và 100 rupees thì có giá trị hơn 1 rupee;

1000 rupees thì giá trị cao hơn 1 rupee rất nhiều. Nếu phải chọn giữa 1 rupee và 2 rupees thì bạn sẽ lấy 2 rupees. Nếu phải chọn giữa 1 rupee và 100 rupees, dĩ nhiên bạn sẽ lấy 100 rupees. Nếu bạn có quyền chọn lựa mà bạn chọn 1 rupee thì thật là khờ dại. Đương nhiên là bạn sẽ chọn số tiền lớn hơn. Tương tự như thế, khi bạn so sánh mình với một trăm, một ngàn hay một triệu người, hay vô lượng chúng sanh, thì bạn chẳng có gì đáng quý, chẳng có gì là quan trọng cả.

So với tất cả những người khác, một con số mà ta không đếm được, bạn không đáng kể và không quan trọng. Hơn nữa, trong mỗi một cõi thiên, A tu la, súc sanh, ngạ quỷ và địa ngục, đều có vô lượng chúng sanh. Chỉ số lượng của những con kiến thôi mà ta đã không thể đếm nổi rồi. Vậy thì giữa một mình bạn và bao nhiêu con kiến đó, chúng sẽ quan trọng hơn. Trong một căn phòng tối – ngay chỉ trong một góc thôi – có rất nhiều muỗi; chúng đáng quý và quan trọng hơn bạn. Hãy thử nghĩ về mỗi cõi giới, mỗi loài sinh vật. Có quá nhiều chúng sanh chỉ trong cõi súc sanh mà thôi, như bướm, trùng, các côn trùng biết bay. Nếu bạn suy nghĩ kỹ hơn, bạn sẽ thấy rất khó tin. Chỉ trên trái đất này thôi, chỉ trong một quốc gia thôi, đã có biết bao nhiêu chúng sanh.

Cũng như bạn, tất cả các chúng sanh này muốn được hạnh phúc và không muốn khổ đau. Không có điều gì trong đời bạn quan trọng hơn việc phục vụ chúng sanh, làm vơi đi nỗi khổ và mang lại hạnh phúc cho họ. Không có điều gì quan trọng hơn điều này cả. Ngoài việc cống hiến đời mình để phục vụ cho chúng sanh, những việc khác đều vô nghĩa và trống rỗng.

Cái mà ta gọi là “tôi” hoàn toàn không đáng kể khi đem ra so sánh với vô số con người, vô số thú vật và các chúng sanh khác. Mỗi khi ta phát bồ đề tâm và tự nghĩ rằng, “Tôi sẽ đạt được giác ngộ vì lợi ích của tất cả chúng sanh”, thì điều này bao gồm tất cả mọi loài, kể cả muỗi và kiến. Ta hãy xem có biết bao nhiêu sinh vật đang khổ sở trên một ngọn núi, như trùng và các côn trùng biết bay; bồ đề tâm mà ta phát khởi trong lòng bao trùm tất cả những chúng sanh này. Tâm bồ đề bao trùm mọi loài cá và những con thú ăn cá. Nó bao trùm mỗi một sinh vật trong vô số loài thú sống dưới nước, lớn và bé, đang ăn thịt lẫn nhau. Mỗi lần ta phát bồ đề tâm, ước nguyện vị tha để mang lại hạnh phúc cho tha nhân, nó bao trùm tất cả các giống dân khác nhau, mọi loài sinh vật sống dưới nước, trên bờ, trong không khí, không hề có sự phân biệt nào. Bồ đề tâm bao trùm mọi chúng sanh đang sống mà chẳng có chút tâm phân biệt nào.

Tư tưởng vị tha mong đạt được giác ngộ vì tất cả chúng sanh là một quan điểm vô cùng kỳ diệu! Khi bạn phát bồ đề tâm, bạn bao gồm tất cả mọi người, mọi loài trong ý tưởng làm lợi lạc cho họ. Bất kể khó khăn nào mà họ đang gặp, bất kỳ họ đang ở đâu – phương Đông, phương Tây, Trung Đông, hay trong một thế giới khác – mọi người đều được kể đến. Không một chúng sanh nào bị bỏ sót cả.

Vì sao ta cần có trí toàn giác

Mỗi một chúng sanh có một mức độ tâm thức và cá tính khác nhau, và bạn cần biết những phương cách chính xác để ứng xử thích hợp với mỗi một chúng sanh này. Bạn phải có khả năng nói một tiếng cho hàng triệu người nghe trong cùng một lúc và đáp ứng được căn cơ của mỗi người. Mỗi người sẽ nghe một điều khác nhau, tùy theo mức độ tâm thức và nghiệp lực khác nhau của họ; nhưng đồng thời, tùy theo nghiệp lực của họ, điều họ nghe được từ lời nói của bạn sẽ hướng dẫn họ trên chánh đạo để tiến đến giải thoát và giác ngộ.

Tuy nhiên, hiện giờ ta vẫn chưa thấu hiểu được căn cơ tâm thức và nghiệp lực của chỉ một chúng sanh mà thôi. Để có thể dìu dắt tất cả chúng sanh một cách hoàn hảo, không hề sai lầm và làm lợi lạc thật nhiều cho họ, ta cần thấu hiểu tất cả mọi điều về căn cơ tâm thức và cá tính của mỗi một chúng sanh.

Hơn nữa, ta cần có kiến thức căn bản của trọn con đường tu tập, để có thể dẫn dắt dù chỉ một chúng sanh tiến dần đến giác ngộ. Chúng ta không thể giáo hóa bằng chỉ một phương tiện mà thôi, vì một phương tiện không thể nào phù hợp với tất cả mọi người. Ta phải có nhiều phương tiện khác nhau để đáp ứng với các căn cơ tâm thức khác nhau của chúng sanh. Chẳng hạn như khi đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni khuyên nhủ Makyeda, người đã giết cha mẹ của mình, rằng “Cha và mẹ là những người đáng giết”, đức Phật đã làm cho Makyeda vui mừng. Trong cơn rối loạn tâm thần và trầm cảm của ông, đây là điều bổ ích mà Makyeda cần được nghe. Chính nó đã giúp ông chứng ngộ được hai tính chất vô ngã, của con người và các uẩn, và khi ông thực chứng được điều này, ông đã loại bỏ được hai loại vô minh. Những lời này của đức Phật đã là nguyên nhân khiến cho Makyeda chứng ngộ được tánh Không. Thay vì bị mắc kẹt trong nghĩa đen của lời nói này, Makyeda hiểu những từ ngữ này ám chỉ hai loại vô minh cần phải được loại bỏ, đó là nhận thức về cái tôi và các uẩn như thật sự hiện hữu.

Nếu ta nói rằng mọi việc đều thật sự hiện hữu, điều này có thể phù hợp với tâm thức của một số người. Khi họ nghe điều này, nó có thể giúp họ tu tập tốt hơn và đem lại hạnh phúc cho họ. Mặc dù trên thực tế chẳng có một nguyên tử nào thật sự tồn tại cả, nhưng đối với một người không đủ khả năng để hiểu rằng chẳng hề có một sự chân hiện hữu nào cả, vị đạo sư sẽ dạy rằng đức Phật nói có sự hiện hữu đích thật, bởi vì giáo huấn này sẽ là phương tiện dẫn dắt chúng sanh đó tiến dần đến giải thoát và giác ngộ.

Một người phải thấu hiểu được mỗi một nghiệp lực, căn cơ tâm thức và cá tính của mỗi một chúng sanh, cũng như tất cả các phương tiện khác nhau, phù hợp với mỗi một chúng sanh này, để giúp họ tiến dần đến hạnh phúc và giác ngộ. Chỉ một người với trí toàn giác mới có được khả năng này thôi. Ngay cả các vị A La Hán có vô lượng thần thông cũng không thể thấu rõ được từng nghiệp lực một. Mặc dù các vị này đã thoát khỏi phiền não chướng, họ vẫn chưa hoàn toàn loại trừ được các nghiệp chướng vi tế (sở tri chướng) để đạt được trí toàn giác, vì vậy họ không thể thấy được những nghiệp vi tế

hay hoạt động bí mật của chư Phật. Các vị A La Hán không thể giúp đỡ chúng sanh một cách hoàn hảo, mặc dù chính các ngài đã thoát khỏi luân hồi.

Vì vậy, để có thể làm lợi lạc cho tất cả các hữu tình một cách hoàn hảo, một người phải đạt được trí toàn giác – không cần biết phải mất bao nhiêu a tăng kỳ kiếp, không cần biết việc này khó khăn như thế nào. Ngoài ra thì không có phương pháp nào khác cả. Khi một người chưa đạt được trí toàn giác, những thực chứng trong tâm họ chưa được viên mãn, vì vậy họ không thể mang lại điều mà chúng sanh cần, đó là hạnh phúc miên viễn, cao cả nhất. Thành tựu sự giác ngộ là điều có ý nghĩa nhất mà một người có thể làm được để mang lại lợi lạc cho chính mình và cho chúng sanh.

Ta có trách nhiệm đối với tất cả chúng sanh

Bạn có thể hiểu được ý niệm về niềm hạnh phúc cao cả nhất qua một thí dụ về đời sống hàng ngày. Nếu được quyền chọn lựa, ngay cả thú vật cũng sẽ chọn thức ăn ngon nhất và không đụng đến những thức ăn kém phần hấp dẫn. Cả một con chó cũng sẽ làm như vậy. Và khi mua hàng hay giao dịch làm ăn, người ta cũng sẽ cố gắng có được mối lợi cao nhất bằng cách mua những món hàng có phẩm chất tốt nhất, lâu bền nhất. Mặc dù người ta có thể không có chút kiến thức gì về giác ngộ, nhưng họ có một chút ý niệm về niềm hạnh phúc vô song. Chỉ vì họ thiếu huệ nhãn của Pháp mà họ không hiểu được rằng giác ngộ là điều chủ yếu mà họ thiếu thốn trong đời, và đó là điều mà họ cần đạt được.

Cũng như chính bạn đang nỗ lực để có được nhiều hạnh phúc nhất, tất cả các chúng sanh khác cũng đang làm như vậy. Điều mà mọi người cần là niềm an lạc vô biên của sự giác ngộ viên mãn, một trạng thái không còn vướng mắc vào một nghiệp chướng nào, cùng với những chứng ngộ viên mãn.

Ta đã có được một tái sinh làm người hoàn hảo, gặp được một vị thầy đức hạnh để dìu dắt ta trên con đường đi đến giải thoát và giác ngộ, tiếp xúc được với Phật pháp – đặc biệt là giáo pháp Đại thừa – mỗi một chúng ta có cơ hội giúp đỡ tất cả chúng sanh thoát khỏi mọi nỗi khổ và nghiệp chướng, đưa họ đến giác ngộ viên mãn. Sở dĩ ta có dịp may này để giúp chúng sanh là vì ta đã thọ nhận được tất cả nhân duyên cần thiết để phát triển tâm mình, để tạo lập một đường tu tuần tự đưa đến giác ngộ và thành tựu trí toàn giác, cùng với tâm đại bi bao trùm hết mọi chúng sanh, cũng như khả năng để dìu dắt họ. Vì vậy, chúng ta có trách nhiệm giải thoát chúng sanh ra khỏi mọi nỗi khổ, nguyên nhân tạo khổ, các nghiệp chướng và dẫn dắt họ đến sự giác ngộ viên mãn.

Tôi thường dùng thí dụ này: Nếu bạn thấy một người mù đi về phía một mỏm đá nhô ra biển, bạn sẽ kéo họ lại ngay lập tức, trước khi họ rơi xuống vực sâu. Dù cho họ có nhờ bạn giúp hay không cũng không thành vấn đề. Nếu bạn có tất cả những phương tiện cần thiết như mắt để thấy, tay chân để leo trèo, tiếng nói để kêu, thì bạn có khả năng

để giúp người mù này. Chỉ đơn giản là vì bạn có những điều kiện này, nên bạn có trách nhiệm giúp người đang gặp nguy cơ rơi xuống mỏm đá.

Nếu một người có khả năng và khi gặp hoàn cảnh này mà họ không chịu ra tay giúp đỡ thì thật là tàn nhẫn và đáng xấu hổ, vì như vậy là họ đã không xử dụng chức năng của tay chân và mắt, vì chúng nên được dùng để giúp đỡ người khác. Nếu một cảnh ngộ như vậy xảy ra thì thật là đáng thương cho người mù sắp rơi xuống mỏm đá, và thật là kinh khủng khi một người có đủ mọi phương tiện để giúp người kia thoát chết, nhưng lại không chịu làm gì cả.

Thật là tàn nhẫn và tai hại biết bao, nếu như trong lúc này, khi có đầy đủ phương tiện, nhưng ta không tu hạnh bồ đề, tinh túy của Phật pháp, đặc biệt là của giáo pháp Đại thừa. Nếu ta không phát triển tâm từ bi rốt ráo này, không phát triển khả năng dìu dắt chúng sanh, mà chỉ sống một cuộc đời với tâm vị kỷ, không nghĩ tới điều gì khác ngoài hạnh phúc của riêng mình, thì thật là ích kỷ và tàn nhẫn thay. Trên thực tế, chúng ta hoàn toàn có trách nhiệm dẫn dắt tất cả chúng sanh đến sự giác ngộ.

Hy sinh bản thân mình

Sự lo lắng cho tha nhân mang lại ước muốn tự nhiên là làm thế nào để ta giúp cho họ được hạnh phúc và không làm hại họ. Bạn sẽ không muốn đưa họ đến đau khổ. Bạn có nhớ câu chuyện của vị thuyền trưởng là Bồ tát, đã giết chết một người đang âm mưu giết hại 500 thương nhân trên tàu không? Vị Bồ tát này đã hoàn toàn hy sinh bản thân mình. Vị thuyền trưởng Bồ tát đã chấp nhận bị đọa vào địa ngục, để tránh cho kẻ âm mưu giết người kia khỏi tạo nghiệp tiêu cực. Nhưng thay vì hành động này trở thành nghiệp tiêu cực và trở thành nguyên nhân của sự tái sinh trong các đọa xứ thấp kém, nó đã rút ngắn thời gian vướng mắc trong vòng luân hồi của vị Bồ tát này đến 100 000 a tăng kỳ kiếp. Bằng cách phát bồ đề tâm và thương yêu một chúng sanh này, bằng cách hoán đổi địa vị của chính mình cho người kia, vị thuyền thưởng Bồ tát đã tích lũy vô lượng công đức và gần kề quả vị giác ngộ hơn nữa.

Có một câu chuyên về ngài Asangha. Trong vòng 12 năm, ngài cố gắng quán tưởng đức Phật Di Lặc trong các thời thiền, nhưng ngài không bao giờ thấy được đức Phật này. Một ngày kia, khi Asangha đang trên đường trở về hang động của ngài thì ngài nhìn thấy một con chó bị thương, trên vết thương có đầy giòi. Ngài đã cảm thương con chó với một lòng bi mẫn vô bờ bến. Trước hết, ngài lóc thịt từ chân mình và để trên mặt đất, rồi ngài đặt các con giòi lên đó. Nếu như ngài dùng tay nhặt chúng ra khỏi vết thương của con chó thì chúng sẽ chết, nên ngài đã cúi xuống, dùng lưỡi của mình để lấy chúng ra, để cho chúng khỏi chết . Khi Asangha cúi xuống, nhắm mắt lại, ngài không đến gần vết thương của con chó được, vì vậy ngài mở mắt ra và nhìn thấy đức Phật Di Lặc ngay trước mặt mình, thay vì là con chó. Hy sinh bản thân mình để giúp một con chó bị thương, như ngài đã nhìn thấy lúc ban đầu, đã trở thành một phương tiện tịnh hóa

nghiệp chướng vô cùng mãnh liệt; chỉ sau đó thì Asangha mới nhìn thấy được đức Phật Di Lặc mà thôi.

Có rất nhiều câu chuyện như vậy. Hy sinh bản thân mình để bảo vệ dù chỉ một chúng sanh được thoát khổ và đưa họ đến hạnh phúc là một pháp tu tịnh hóa nghiệp vô cùng mạnh mẽ. Nó không chỉ tịnh hóa nghiệp tiêu cực trong bao nhiêu a tăng kỳ kiếp, mà còn giúp bạn tích tập rất nhiều công đức, đưa bạn đến gần giác ngộ hơn nữa. Việc bạn có thể đạt được giác ngộ rất nhanh chóng bằng cách hy sinh bản thân mình chỉ cho một chúng sanh thôi, cũng đã là một lý do để bạn thương yêu người khác rồi. Thương yêu bản thân là một chướng ngại cho sự phát triển của tâm mình, cho sự phát sinh các thực chứng trên đường tu. Nếu bạn chỉ thương yêu bản thân mình, bạn sẽ chẳng bao giờ có giác ngộ. Nhưng nếu bạn thương yêu dù chỉ một chúng sanh thôi, bạn sẽ có được giác ngộ. Thương yêu chỉ một chúng sanh thôi cũng làm cho sự thành tựu giác ngộ trở nên khả dĩ.

Do đó, có một sự khác biệt rất to lớn. Với tâm vị kỷ, bạn sẽ không có hy vọng đạt được giác ngộ, nhưng chỉ cần thương yêu một chúng sanh thôi cũng tịnh hóa được biết bao nhiêu nghiệp chướng và tích lũy công đức lớn lao, đưa bạn đến giác ngộ. Từ các câu chuyện và những lý do này, kết luận mà ta rút ra được là ngay cả một chúng sanh khác thôi cũng quý báu hơn bản thân bạn rất nhiều. Nếu không thể nghĩ rằng chúng sanh quý giá biết bao nhiêu, vì số lượng chúng sanh hữu tình quá to lớn, bạn vẫn có thể thấy được là chỉ một chúng sanh thôi cũng đã quý báu vô cùng rồi. Không có cách nào để giải thích được tất cả những giá trị, lợi lạc mà bạn có thể thu thập được từ một chúng sanh này.

Cái gọi là “tôi”, chính là mục tiêu phải được loại bỏ mãi mãi; cái được gọi là “tha nhân” - ngay cả chỉ một chúng sanh thôi – là đối tượng thọ nhận sự yêu thương mãi mãi. Đây là lý do vì sao khi ta sống vì người khác, cống hiến đời mình cho chỉ một chúng sanh thôi, lại tạo ra niềm vui to lớn nhất và một cuộc đời thú vị nhất. Hạnh phúc thật sự trong đời bạn bắt đầu khi bạn biết thương yêu người khác. Cống hiến đời mình cho tha nhân, thương yêu họ với lòng từ bi, là cánh cửa dẫn đến hạnh phúc, đưa đến giác ngộ.

Từ Cánh Cửa Mãn Nguyện, chương 8 của Lama Zopa Rinpoche, Wisdom Publications